Xe Nhật kéo lùi thị trường ôtô cả nước

Đức Thọ
Sự sụt giảm của các liên doanh Nhật Bản đã kéo theo sự sụt giảm chung của toàn thị trường ôtô trong nước tháng 5/2011
Trong tháng 5/2011 Toyota Việt Nam đã phải chịu sự sụt giảm sản lượng bán hàng mạnh mẽ - Ảnh: Đức Thọ.
Trong tháng 5/2011 Toyota Việt Nam đã phải chịu sự sụt giảm sản lượng bán hàng mạnh mẽ - Ảnh: Đức Thọ.
Với sự tụt lùi gần như toàn diện của các liên doanh Nhật Bản, sản lượng bán hàng của 17 hãng xe thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tháng 5/2011 đã sụt giảm mạnh mẽ.

Báo cáo từ VAMA cho biết, trong tháng 5/2011, tổng lượng xe mà các thành viên bán ra chỉ đạt 7.661 chiếc, giảm đến 19% (tương ứng 1.748 chiếc) so với tháng liền trước. Đáng chú ý là tháng 5 cũng đã có sự đóng góp 527 chiếc từ Vinamotor. Các tháng trước đó nhà sản xuất ôtô trong nước này không gửi báo cáo bán hàng.

Có thể nhận thấy rất rõ sự sụt giảm của các liên doanh Nhật Bản đã kéo theo sự sụt giảm chung của toàn thị trường.

Điển hình nhất là trường hợp Toyota. Trong tháng 5, “đại gia” này chỉ đạt sản lượng bán hàng 1.459 chiếc, giảm 43% (tương ứng với 1.049 chiếc) so với tháng 4. Đây cũng là mức sản lượng thấp nhất của liên doanh này trong vòng 3 năm trở lại đây.

Còn lại, Honda đạt 193 chiếc, giảm 37%. Mitsubishi (Vinastar) đạt 127 chiếc, giảm 29%. Suzuki (Visuco) đạt 328 chiếc, giảm 19%. Hino đạt 65 chiếc, giảm 46%. Chỉ duy nhất Isuzu có được mức tăng trưởng 48% so với tháng liền trước khi lượng xe bán ra đạt 154 chiếc.

Như vậy, ngoại trừ Isuzu, mức sụt giảm của các hãng xe đến từ xứ sở hoa Anh Đào đều cao hơn khá nhiều so với mức sụt giảm chung của toàn thị trường.

Chính do Toyota giảm sâu nên trong tháng 5, Trường Hải đã nghiễm nhiên duy trì được ngôi quán quân với 2.672 xe được bán ra, vượt xa so với Toyota.

Mặc dù đã được các hãng xe Nhật “nhường sân” song không vì thế mà các hãng xe khác trong hiệp hội đạt tăng trưởng dương. Ngoài Mercedes-Benz tăng 13% (đạt 205 chiếc), Sanyang (SYM) tăng 17% (đạt 89 chiếc) và Vinaxuki tăng 3% (đạt 718 chiếc), tất cả các hãng xe khác đều sụt giảm.

Cộng dồn 5 tháng đầu năm, tổng sản lượng bán hàng mà VAMA đạt được là 44.966 chiếc, tăng 11% so với cùng kỳ 2010.

Diễn biến của thị trường ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng vừa qua đã cho thấy khá rõ sức tác động của thảm họa kép tại Nhật Bản hồi đầu năm lên các nền công nghiệp ôtô có sự đóng góp đáng kể của các tập đoàn ôtô nước này, trong đó có Việt Nam.

Đơn cử trường hợp Toyota, do ảnh hưởng từ thảm họa kép tại Nhật Bản đã dẫn đến việc nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Vì vậy, liên doanh này đã buộc phải cắt giảm đến 70% sản lượng trong khoảng thời gian từ 25/4 đến 3/6/2011. Điều này cũng lý giải vì sao lượng xe bán ra của Toyota sụt giảm mạnh mẽ như vậy.

Dù không ở mức độ nghiêm trọng như Toyota song đã số các hãng xe Nhật Bản khác cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Sản lượng bán hàng ôtô trong nước 3 tháng gần đây

Tháng 5/2011Tháng 4/2011Tháng 3/2011
Xe du lịch2.2053.1493.034
Xe đa dụng MPV723992979
Xe việt dã SUV559917852
Xe minibus. bus582262284
Xe tải, pick-up, van và xe khác3.5924.0894.364
Tổng7.6619.4099.513
Nguồn: VAMA
So sánh tháng5/20115/201004/20115/2011 so 5/20105/2011 so 4/2011
Tổng7.6619.4989.409-19%-19%
Xe 2 cầu/Xe đa dụng1.2821.8461.909 -31% -33%
Xe du lịch2.2052.3393.149 -6% -30%
Xe thương mại4.1745.3134.351 -21% -4%
Khung xe buýt-404--

Tin mới

Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Auto vừa chính thức nhận đặt cọc cho hai mẫu xe hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam là Geely Monjaro – mẫu SUV cỡ D và Geely EX5 – mẫu xe điện đô thị, hướng tới lễ ra mắt vào ngày 16/7/2025. Đây là bước tiến tiếp theo trong hành trình mở rộng danh mục sản phẩm và chinh phục người tiêu dùng Việt Nam của Geely Việt Nam.
Ngành ô tô Trung Quốc trong cơn khủng hoảng nợ chuỗi cung ứng

Ngành ô tô Trung Quốc trong cơn khủng hoảng nợ chuỗi cung ứng

Chính sách yêu cầu thanh toán trong 60 ngày chỉ mang lại sự hỗ trợ hạn chế trong bối cảnh chuỗi cung ứng ô tô đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Đối với các nhà cung cấp ô tô Trung Quốc, cam kết thanh toán trong 60 ngày có thể vẫn đồng nghĩa với việc phải chờ đợi hàng tháng trời để được thanh toán.