Xe “Tầu” tràn ngập AutoExpo 2008
AutoExpo 2008 tiếp tục được nhận định là “sân chơi” chủ yếu của các sản phẩm đến từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan
Triển lãm quốc tế về phương tiện giao thông và công nghiệp phụ trợ lần thứ tư (AutoExpo 2008) khai mạc sáng 11/6 tiếp tục được nhận định là “sân chơi” chủ yếu của các sản phẩm đến từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Nếu như AutoExpo 2007 còn có sự góp mặt của một số thương hiệu trong làng ôtô, xe máy Việt Nam như Trường Hải, Hoa Lâm – Kymco hay SYM… thì năm nay những cái tên này đã không xuất hiện. Chính sự vắng bóng của các thương hiệu Việt đã khiến AutoExpo 2008 càng trở thành nơi thăm dò thị trường của các thương hiệu ôtô, xe máy và công nghiệp phụ trợ ôtô, xe máy Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Ngay tại sảnh lớn của nhà A1 trung tâm hội chợ triển lãm Giảng Võ là sự xuất hiện của thương hiệu ôtô BYD có logo nếu nhìn xa rất dễ nhầm với BMW. BYD (Trung Quốc) hiện đang có mặt tại Việt Nam thông qua nhà nhập khẩu là công ty Toàn Cầu.
Cùng có mặt tại gian hàng của công ty Toàn Cầu với thương hiệu Peugeot (Pháp) song BYD vẫn nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ khách tham quan. Trong đó một số người cho rằng “những thương hiệu đến từ Trung Quốc luôn mang đến cho họ tính tò mò”.
Sự thiếu vắng của các thương hiệu ôtô Trung Quốc như Zotye, ZXAuto và Brilliance… của triển lãm năm ngoái dường như không đủ sức làm “nhạt nhòa” đi ấn tượng Trung Quốc tại AutoExpo 2008 khi một số thương hiệu khác đã kịp khỏa lấp “khoảng trống” đó.
Trong đó Geely là một cái tên khá hấp dẫn tại triển lãm bởi đây cũng chính là một trong những thương hiệu ôtô hàng đầu tại Trung Quốc hiện nay. Mang đến triển lãm hai dòng xe MK và FC, dù chưa nhận được nhiều mối quan tâm mua hàng từ khách thăm quan song Geely cũng tạo nên sức hút đáng kể.
Một hãng Trung Quốc khác, Changfeng góp phần giúp AutoExpo sôi động giới thiệu chiếc đa dụng Kylin CFA6422, 7 chỗ giá 23.000 USD và thể thao đa dụng CS6 giá 36.000 USD. Những cái giá trên chỉ để tham khảo bởi công ty này mới dừng lại ở việc nghiên cứu thị hiếu chứ chưa có ý định phân phối xe tại Việt Nam.
Đồng hành cũng những thương hiệu trên là hàng loạt thương hiệu trong ngành công nghiệp phụ trợ cũng đến từ Trung Quốc như Zhao Li, Fujian Jinjiang Hualong, Guanzhou Jiabin, Qijiang Gear Transmission…
Chính sự áp đảo của những cái thương hiệu tiếng Hoa đã khiến cho nhiều thương hiệu khác như Nissan, Infiniti hay một số thương hiệu Việt Nam như Hoàng Trà, Đức Phương, Đức Hòa, EMC hoặc Vinacomin (với các loại xe Kamaz, Kraz, Scania) không nhận được nhiều sự quan tâm của khách tham quan.
Đây chính là một trong những lý do khiến AutoExpo sau bốn kỳ tổ chức vẫn chưa tạo được ấn tượng tốt.
Nếu như AutoExpo 2007 còn có sự góp mặt của một số thương hiệu trong làng ôtô, xe máy Việt Nam như Trường Hải, Hoa Lâm – Kymco hay SYM… thì năm nay những cái tên này đã không xuất hiện. Chính sự vắng bóng của các thương hiệu Việt đã khiến AutoExpo 2008 càng trở thành nơi thăm dò thị trường của các thương hiệu ôtô, xe máy và công nghiệp phụ trợ ôtô, xe máy Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Ngay tại sảnh lớn của nhà A1 trung tâm hội chợ triển lãm Giảng Võ là sự xuất hiện của thương hiệu ôtô BYD có logo nếu nhìn xa rất dễ nhầm với BMW. BYD (Trung Quốc) hiện đang có mặt tại Việt Nam thông qua nhà nhập khẩu là công ty Toàn Cầu.
Cùng có mặt tại gian hàng của công ty Toàn Cầu với thương hiệu Peugeot (Pháp) song BYD vẫn nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ khách tham quan. Trong đó một số người cho rằng “những thương hiệu đến từ Trung Quốc luôn mang đến cho họ tính tò mò”.
Sự thiếu vắng của các thương hiệu ôtô Trung Quốc như Zotye, ZXAuto và Brilliance… của triển lãm năm ngoái dường như không đủ sức làm “nhạt nhòa” đi ấn tượng Trung Quốc tại AutoExpo 2008 khi một số thương hiệu khác đã kịp khỏa lấp “khoảng trống” đó.
Trong đó Geely là một cái tên khá hấp dẫn tại triển lãm bởi đây cũng chính là một trong những thương hiệu ôtô hàng đầu tại Trung Quốc hiện nay. Mang đến triển lãm hai dòng xe MK và FC, dù chưa nhận được nhiều mối quan tâm mua hàng từ khách thăm quan song Geely cũng tạo nên sức hút đáng kể.
Một hãng Trung Quốc khác, Changfeng góp phần giúp AutoExpo sôi động giới thiệu chiếc đa dụng Kylin CFA6422, 7 chỗ giá 23.000 USD và thể thao đa dụng CS6 giá 36.000 USD. Những cái giá trên chỉ để tham khảo bởi công ty này mới dừng lại ở việc nghiên cứu thị hiếu chứ chưa có ý định phân phối xe tại Việt Nam.
Đồng hành cũng những thương hiệu trên là hàng loạt thương hiệu trong ngành công nghiệp phụ trợ cũng đến từ Trung Quốc như Zhao Li, Fujian Jinjiang Hualong, Guanzhou Jiabin, Qijiang Gear Transmission…
Chính sự áp đảo của những cái thương hiệu tiếng Hoa đã khiến cho nhiều thương hiệu khác như Nissan, Infiniti hay một số thương hiệu Việt Nam như Hoàng Trà, Đức Phương, Đức Hòa, EMC hoặc Vinacomin (với các loại xe Kamaz, Kraz, Scania) không nhận được nhiều sự quan tâm của khách tham quan.
Đây chính là một trong những lý do khiến AutoExpo sau bốn kỳ tổ chức vẫn chưa tạo được ấn tượng tốt.