Xuất khẩu xe hơi Trung Quốc có “đáng sợ” như con số?
Tờ Financial Times cho biết, từ đầu năm tới nay, số ôtô “made in China” được xuất khẩu đã tăng 75% so với cùng kỳ năm trước
Ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một sự thay đổi lớn, khi mà tốc độ tăng trưởng doanh số tại thị trường nội địa chậm lại đã đưa lượng xe xuất khẩu tăng vọt.
Tờ Financial Times cho biết, từ đầu năm tới nay, số ôtô “made in China” được xuất khẩu đã tăng 75% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, đằng sau con số đáng thán phục này lại là một câu chuyện khác.
Financial Times nhận định, Trung Quốc nuôi hy vọng tận dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua như một cơ hội để vươn mình từ một nền kinh tế có chi phí thấp thành một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao. Ngành công nghiệp ôtô không nằm ngoài kỳ vọng này của Trung Quốc.
Một số chuyên gia phân tích về thị trường ôtô cho rằng, rồi sẽ đến lúc Trung Quốc tiến sát tới mục tiêu biến mình thành “công xưởng” ôtô của thế giới. Trước sự gia tăng mạnh của doanh số xe xuất khẩu từ Trung Quốc, nhiều người thậm chí bắt đầu đặt câu hỏi, liệu ngành công nghiệp xe của nước này có thể đe dọa những “đại gia” ôtô thế giới như General Motors (GM), Volkswagen, Toyota… tại những thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu, hay sẽ chỉ dừng ở việc bán những chiếc xe giá bình dân ở các thị trường mới nổi.
Ông Sergio Marchionne, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng xe Fiat và Chrysler đã “nhắc nhở” các hãng xe lớn không nên xem nhẹ những tham vọng của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc.
Trong một hội nghị của ngành diễn ra tại bang Michigan, Mỹ hồi tháng 8 vừa qua, Marchionne phát biểu: “Cứ cho là Trung Quốc chỉ xuất khẩu 10% số xe họ sản xuất ra, thì mức độ rủi ro mà chúng ta phải đối mặt ngay tại thị trường sân nhà đã là lớn rồi”. Theo ước tính của giới phân tích, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ xuất khẩu khoảng 30 triệu xe và tới năm 2020, con số này sẽ là 40 triệu xe.
Chuyên gia Namrita Chow của hãng nghiên cứu IHS Automotive ở Thượng Hải nhận xét, những nỗ lực nhằm tăng cường doanh số ở thị trường ngoài nước của các hãng xe Trung Quốc đang tạo ra được xung lực mạnh.
Số xe xuất khẩu từ đầu năm nay của hãng xe quốc doanh hàng đầu Trung Quốc Chery đã tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Hãng này có kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 400 triệu USD để lắp ráp xe ở Brazil, cộng với một số địa chỉ sản xuất khác ở khu vực Mỹ Latin.
Hai hãng xe khác của Trung Quốc là JAC và Lifan cũng đều đã vạch ra những kế hoạch mở rộng đầy tham vọng ở thị trường nước ngoài. Hãng xe tải Beiqi Foton thì dự định xây một nhà máy ở Ấn Độ.
Theo giới phân tích, sản lượng xe dư thừa trong nước sẽ thúc đẩy các hãng xe Trung Quốc tăng cường xuất khẩu, nhưng điều này chưa chắc đã đảm bảo thành công của họ ở các thị trường ngoài những thị trường chính hiện nay là Mỹ Latin, Trung Đông và Nga.
“Cho tới khi hàng ‘made in China’ có thể thu hút được những khách hàng giàu có ngay tại Trung Quốc, khó có thể hy vọng xe hơi Trung Quốc hấp dẫn được người tiêu dùng khó tính hơn ở các thị trường phát triển. Cho tới khi điều đó xảy ra, xe hơi Trung Quốc sẽ chỉ bán được cho những khách hàng đặt vấn đề giá cả lên hàng đầu”, nhà phân tích Bill Russo thuộc hãng tư vấn thị trường ôtô Synergistic ở Bắc Kinh, nhận định.
Thậm chí, cả mức tăng chóng mặt về lượng xe xuất khẩu gần đây của Trung Quốc cũng là một con số dễ gây hiểu lầm. Theo ông Yale Zhang, chuyên gia của hãng nghiên cứu Auto Foresight, mức tăng cao này chẳng qua chỉ là sự phục hồi từ mức đáy thấp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Phần lớn các nhà phân tích nhất trí với quan điểm cho rằng, động lực chính phía sau tốc độ gia tăng xuất khẩu xe hơi của Trung Quốc là việc các hãng xe của nước này khó duy trì tăng trưởng doanh số ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu của thị trường nội địa suy giảm. Thậm chí, các hãng xe Trung Quốc còn để tuột mất thị phần vào tay các hãng sản xuất thiết bị gốc (OEM) của nước ngoài trong thời kỳ khủng hoảng.
Bởi thế, có lẽ là hơi sớm nếu lo ngại về sự cạnh tranh gia tăng của các hãng xe Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, ít nhất là ở các thị trường phát triển. “Thậm chí ở thị trường trong nước, xe Trung Quốc vẫn chưa thể cạnh tranh được với xe châu Âu và xe Mỹ, chứ đừng nói gì tới ở thị trường Mỹ và châu Âu”, ông Zhang Junyi, chuyên gia thuộc công ty Roland Berger ở Thượng Hải, nhận xét.
Ngay ở các thị trường mới nổi, các hãng sản xuất thiết bị gốc của Trung Quốc cũng đang đối mặt sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các hãng xe châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vốn đang gặp khó ở thị trường trong nước.
“Trong dài hạn, thành công của các hãng xe Trung Quốc ở thị trường nước ngoài sẽ phải dựa trên thành công của họ ở thị trường trong nước”, chuyên gia Klaus Paur thuộc hãng tư vấn Synovate ở Thượng Hải nhận định.
Tờ Financial Times cho biết, từ đầu năm tới nay, số ôtô “made in China” được xuất khẩu đã tăng 75% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, đằng sau con số đáng thán phục này lại là một câu chuyện khác.
Financial Times nhận định, Trung Quốc nuôi hy vọng tận dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua như một cơ hội để vươn mình từ một nền kinh tế có chi phí thấp thành một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao. Ngành công nghiệp ôtô không nằm ngoài kỳ vọng này của Trung Quốc.
Một số chuyên gia phân tích về thị trường ôtô cho rằng, rồi sẽ đến lúc Trung Quốc tiến sát tới mục tiêu biến mình thành “công xưởng” ôtô của thế giới. Trước sự gia tăng mạnh của doanh số xe xuất khẩu từ Trung Quốc, nhiều người thậm chí bắt đầu đặt câu hỏi, liệu ngành công nghiệp xe của nước này có thể đe dọa những “đại gia” ôtô thế giới như General Motors (GM), Volkswagen, Toyota… tại những thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu, hay sẽ chỉ dừng ở việc bán những chiếc xe giá bình dân ở các thị trường mới nổi.
Ông Sergio Marchionne, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng xe Fiat và Chrysler đã “nhắc nhở” các hãng xe lớn không nên xem nhẹ những tham vọng của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc.
Trong một hội nghị của ngành diễn ra tại bang Michigan, Mỹ hồi tháng 8 vừa qua, Marchionne phát biểu: “Cứ cho là Trung Quốc chỉ xuất khẩu 10% số xe họ sản xuất ra, thì mức độ rủi ro mà chúng ta phải đối mặt ngay tại thị trường sân nhà đã là lớn rồi”. Theo ước tính của giới phân tích, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ xuất khẩu khoảng 30 triệu xe và tới năm 2020, con số này sẽ là 40 triệu xe.
Chuyên gia Namrita Chow của hãng nghiên cứu IHS Automotive ở Thượng Hải nhận xét, những nỗ lực nhằm tăng cường doanh số ở thị trường ngoài nước của các hãng xe Trung Quốc đang tạo ra được xung lực mạnh.
Số xe xuất khẩu từ đầu năm nay của hãng xe quốc doanh hàng đầu Trung Quốc Chery đã tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Hãng này có kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 400 triệu USD để lắp ráp xe ở Brazil, cộng với một số địa chỉ sản xuất khác ở khu vực Mỹ Latin.
Hai hãng xe khác của Trung Quốc là JAC và Lifan cũng đều đã vạch ra những kế hoạch mở rộng đầy tham vọng ở thị trường nước ngoài. Hãng xe tải Beiqi Foton thì dự định xây một nhà máy ở Ấn Độ.
Theo giới phân tích, sản lượng xe dư thừa trong nước sẽ thúc đẩy các hãng xe Trung Quốc tăng cường xuất khẩu, nhưng điều này chưa chắc đã đảm bảo thành công của họ ở các thị trường ngoài những thị trường chính hiện nay là Mỹ Latin, Trung Đông và Nga.
“Cho tới khi hàng ‘made in China’ có thể thu hút được những khách hàng giàu có ngay tại Trung Quốc, khó có thể hy vọng xe hơi Trung Quốc hấp dẫn được người tiêu dùng khó tính hơn ở các thị trường phát triển. Cho tới khi điều đó xảy ra, xe hơi Trung Quốc sẽ chỉ bán được cho những khách hàng đặt vấn đề giá cả lên hàng đầu”, nhà phân tích Bill Russo thuộc hãng tư vấn thị trường ôtô Synergistic ở Bắc Kinh, nhận định.
Thậm chí, cả mức tăng chóng mặt về lượng xe xuất khẩu gần đây của Trung Quốc cũng là một con số dễ gây hiểu lầm. Theo ông Yale Zhang, chuyên gia của hãng nghiên cứu Auto Foresight, mức tăng cao này chẳng qua chỉ là sự phục hồi từ mức đáy thấp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Phần lớn các nhà phân tích nhất trí với quan điểm cho rằng, động lực chính phía sau tốc độ gia tăng xuất khẩu xe hơi của Trung Quốc là việc các hãng xe của nước này khó duy trì tăng trưởng doanh số ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu của thị trường nội địa suy giảm. Thậm chí, các hãng xe Trung Quốc còn để tuột mất thị phần vào tay các hãng sản xuất thiết bị gốc (OEM) của nước ngoài trong thời kỳ khủng hoảng.
Bởi thế, có lẽ là hơi sớm nếu lo ngại về sự cạnh tranh gia tăng của các hãng xe Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, ít nhất là ở các thị trường phát triển. “Thậm chí ở thị trường trong nước, xe Trung Quốc vẫn chưa thể cạnh tranh được với xe châu Âu và xe Mỹ, chứ đừng nói gì tới ở thị trường Mỹ và châu Âu”, ông Zhang Junyi, chuyên gia thuộc công ty Roland Berger ở Thượng Hải, nhận xét.
Ngay ở các thị trường mới nổi, các hãng sản xuất thiết bị gốc của Trung Quốc cũng đang đối mặt sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các hãng xe châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vốn đang gặp khó ở thị trường trong nước.
“Trong dài hạn, thành công của các hãng xe Trung Quốc ở thị trường nước ngoài sẽ phải dựa trên thành công của họ ở thị trường trong nước”, chuyên gia Klaus Paur thuộc hãng tư vấn Synovate ở Thượng Hải nhận định.