Hãng xe nhập đầu tiên lên tiếng về đề xuất tái giảm trước bạ ô tô lắp ráp

Nhà nhập khẩu chính hãng Audi tại thị trường Việt Nam là Công ty TNHH Ô tô Á châu vừa có văn bản góp ý về dự thảo nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19...
Audi A4

Trong đó, hãng xe hạng sang nhập khẩu cho rằng việc dự thảo nghị quyết do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và đang lấy ý kiến đóng góp chỉ đề cập đến giải pháp giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là phân biệt đối xử.

Cụ thể, dự thảo nghị quyết của Chính phủ nêu rõ nhiệm vụ của Bộ Tài chính là “đánh giá tác động để có thể xem xét tiếp tục giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước thêm một khoảng thời gian phù hợp với diễn biến đại dịch Covid-19”.

Trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Việt Nam, nhà nhập khẩu chính hãng Audi nêu ý kiến việc “chỉ giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy sự hiệu quả nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc”.

Theo nhà nhập khẩu Audi, trong năm 2021, các quy định về giãn cách, cách ly xã hội nghiêm ngặt tại Việt Nam đang buộc tất cả các nhà nhập khẩu và nhà phân phối ô tô nguyên chiếc (CBU) phải tạm ngừng kinh doanh. Do vậy, việc chỉ ưu tiên riêng với xe sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) là thiếu công bằng đối với các nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối xe CBU.

Trên thực tế, các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô CBU cũng là những đơn vị đang phải gánh chịu nhiều tổn thất từ các văn phòng đăng ký, đăng kiểm xe hiện đang ngừng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp này vẫn phải tiếp tục chi trả chi phí cho việc thuê cơ sở thương mại, thuế, lưu kho và nguồn nhân lực…

Vì vậy, hãng xe nhập khẩu cho rằng chính sách giảm mức thu lệ phí trước bạ cần được áp dụng chung cho cả loại hình xe sản xuất, lắp ráp trong nước lẫn xe nhập khẩu nguyên chiếc nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng, đồng thời cũng sẽ là sự hỗ trợ chung cho toàn cộng đồng.

Trước đó, vào đầu tháng 8/2021, UBND các tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn chương trình ưu đãi thuế đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước cho giai đoạn từ sau năm 2022. Đồng thời, cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thị đặc biệt đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian phù hợp, tùy theo diễn biến của dịch bệnh.

Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Thành Công Motor Việt Nam (TC Motor) đã có văn bản đề xuất về việc áp dụng chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Sau khi nhận được kiến nghị từ TC Motor, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị của TC Motor.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô trong nước, ngày 28/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP trong đó quy định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước áp dụng đến hết ngày 31/12/2020.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.