2 thập kỷ, 395 ngày và giấc mơ xe hơi thương hiệu Việt

An Nguyễn
Hai mẫu xe đầu tiên của VinFast chính thức ra mắt công chúng vào ngày 2/10 tại triển lãm quốc tế Paris Motor Show 2018
VinFast đặt hàng các chi tiết từ lớn đến nhỏ của nhiều nhà sản xuất khác nhau, cả trong nước và thế giới để cho ra một chiếc xe hoàn chỉnh theo tiêu chí "Bản sắc Việt - Thiết kế Ý - Kỹ thuật Đức - Tiêu chuẩn quốc tế".
VinFast đặt hàng các chi tiết từ lớn đến nhỏ của nhiều nhà sản xuất khác nhau, cả trong nước và thế giới để cho ra một chiếc xe hoàn chỉnh theo tiêu chí "Bản sắc Việt - Thiết kế Ý - Kỹ thuật Đức - Tiêu chuẩn quốc tế".

Nhiều người từng nghĩ đến một tương lai ảm đạm của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, khi thông tin thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN sẽ sớm về 0% được công bố.

Tuy nhiên, "thế cờ" nay đã khác.

Lần đầu tiên giấc mơ xe hơi thương hiệu Việt được tính bằng ngày chứ không phải bằng rất nhiều năm như trong quá khứ, khi LUX A2.0 và LUX SA2.0 - tên gọi hai mẫu xe đầu tiên của VinFast - chính thức ra mắt công chúng vào ngày 2/10 tại triển lãm quốc tế Paris Motor Show 2018, nơi quy tụ hàng loạt các tên tuổi nổi tiếng trong làng ôtô thế giới. Sự kiện này sẽ được truyền trực tiếp (livestream) tại VnEconomy cùng nhiều phương tiện truyền thông khác vào chiều cùng ngày.

Cuộc đua 395 ngày

Phát biểu tại lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup) tại Hải Phòng ngày 2/9/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, "ôtô không chỉ là ôtô, mà còn là thương hiệu của quốc gia".

Bởi sau hơn hai thập kỷ từ khi công nghiệp ôtô Việt ra đời, cho đến rất gần đây, một chiếc xe hơi mang thương hiệu Việt trên thị trường vẫn nằm trong... khát vọng.

Nhưng kể từ thời điểm khởi công đến nay, sau 1 năm 1 tháng, VinFast đã có những bước đi quyết liệt, khi lần lượt hợp tác với loạt đối tác lớn như BMW, Bosch, Siemens, Magna Steyr, AVL…

Từ lâu, nước Đức đã nổi tiếng với nền công nghiệp cơ khí, luyện kim đỉnh cao. Nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của nước này - trong đó có xe hơi - được ưa chuộng nhờ độ bền bỉ, cùng sự tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất của Đức, BMW hiện sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như BMW, MINI và Rolls-Royce, đang vận hành 30 cơ sở sản xuất và lắp ráp tại 14 nước, và có hệ thống phân phối toàn cầu tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những công ty giàu tiềm lực nhưng "sinh sau đẻ muộn" trong ngành công nghiệp ôtô thường dùng cách mua lại bản quyền trí tuệ để phát triển xe để nhanh chóng tạo ra các mẫu xe chất lượng. Việc VinFast mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BMW cho thấy quyết tâm cao của nhà sản xuất non trẻ này.

Công bố mua bản quyền từ BMW, VinFast cũng ký hợp đồng với nhà thiết kế Pininfarina để sản xuất hai xe mẫu Sedan và SUV. Đây là hai xe mẫu đã được phát triển từ các mẫu thiết kế phác thảo đã được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn nhiều nhất.

VinFast đặt hàng các chi tiết từ lớn đến nhỏ của nhiều nhà sản xuất khác nhau, cả trong nước và thế giới để cho ra một chiếc xe hoàn chỉnh theo tiêu chí "Bản sắc Việt - Thiết kế Ý - Kỹ thuật Đức - Tiêu chuẩn quốc tế".

Cách làm này tiết kiệm thời gian, chi phí nghiên cứu và được đánh giá là phù hợp với các công ty chưa có nền tảng công nghệ ôtô, cơ khí.

Đứng trên vai những "người khổng lồ"

Đánh giá về hướng đi của VinFast, ông Nguyễn Minh Đồng, cựu chuyên gia thiết kế máy ôtô của hãng Volkswagen nói, việc tạo ra một chiếc xe hoạt động tốt và hiệu quả không hề đơn giản, mà cần rất nhiều thử nghiệm, từ các linh kiện rời, cụm linh kiện, động cơ… đến thử nghiệm toàn xe.

Vì vậy, những doanh nghiệp đi sau cần hợp tác với đối tác có kinh nghiệm để nhận chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thiết kế, cũng như giúp lựa chọn nhà cung cấp linh kiện phù hợp…

Ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam bình luận, có những doanh nghiệp nước ngoài có quy mô hàng tỷ USD, tồn tại hàng trăm năm nhưng chỉ sản xuất một vài trong hàng chục nghìn chi tiết tạo nên ôtô. Cho nên, việc làm ôtô không cần phải làm hết các chi tiết, mà quan trọng biết lựa chọn các đối tác để tạo ra chiếc xe của riêng mình.

Tuy nhiên, ông Quang lưu ý, Vingroup đã tuyên bố tỷ lệ nội địa hoá sẽ tiến tới 60%, vì vậy, việc hợp tác với các doanh nghiệp trong nước cần được chú trọng để đảm bảo kỳ vọng này, bên cạnh sự hợp tác với các hãng xe uy tín trên thế giới.

Ông nhấn mạnh, theo nguyên tắc nội địa hoá càng cao thì giá xe càng rẻ, cạnh tranh cao. Thêm nữa, thông qua hợp tác, Vingroup cũng tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi sản xuất ôtô, xe máy của mình.

Còn trong lúc này, VinFast đang gấp rút hoàn thiện tổ hợp nhà máy tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng).

Dự kiến vào tháng 12/2018, VinFast sẽ công bố sản phẩm tại thị trường Việt Nam và bắt đầu tiếp nhận các đơn hàng từ đầu năm 2019, tiến tới xuất khẩu xe ra nước ngoài.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.