“Cửa” nhập khẩu xe hơi không chính hãng bắt đầu “khép”

Đức Thọ
Từ hôm nay (26/6), “cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu qua kênh không chính hãng đã bắt đầu khép lại
“Cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu không chính thức đã bắt đầu khép lại - Ảnh: Đức Thọ.
“Cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu không chính thức đã bắt đầu khép lại - Ảnh: Đức Thọ.
Từ hôm nay (26/6), “cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu qua kênh không chính hãng đã bắt đầu khép lại với việc Thông tư 20 của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực.

Theo thông tư của Bộ Công Thương, kể từ ngày 26/6/2011, để được nhập khẩu mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi loại mới, các doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Một thủ tục khác được bổ sung tại Thông tư 20 là doanh nghiệp phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp. Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được Bộ Giao thông Vận tải quy định tại Thông tư 43 ban hành ngày 9/6/2011 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/7/2011 nên cũng từ thời điểm này các doanh nghiệp mới phải nộp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.

Như vậy, “cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu không chính thức đã bắt đầu khép lại. Về cơ bản, khi các quy định của Bộ Công Thương có hiệu lực, thị trường ôtô nhập khẩu sẽ chỉ còn là “sân chơi” của các nhà nhập khẩu chính thức trong khi xe nhập tự do bị đào thải.

Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, sau thời điểm 26/6, kiểu làm ăn chộp giật tại thị trường ôtô nhập khẩu sẽ vẫn còn tồn tại do cá biệt vẫn còn một số hãng sản xuất ôtô chấp nhận ký hợp đồng cho nhà phân phối mới bên cạnh nhà phân phối hiện có tại Việt Nam, nhất là các hãng xe tại Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.

Đặc biệt, với việc lùi thời hạn hiệu lực đối với thủ tục về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, trong khoảng thời gian gần một tháng đến thời điểm 24/7, các loại xe Hàn Quốc, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ ồ ạt về Việt Nam.

Tin mới

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu sinh năm 1966 ở huyện Wuwei, tỉnh An Huy, trong một gia đình nông dân nghèo. Khi còn học trung học, ông được anh trai và chị gái chăm sóc vì cả cha và mẹ qua đời. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vươn lên vượt khó của Wang Chuanfu đã giúp tỷ phú này đạt được thành công không tưởng.
Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

“Nếu được chọn lựa, bạn sẽ đi đến đâu trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này? Với tôi hay rất nhiều bạn trẻ khác, hành trình xuyên Việt luôn là ước mơ cháy bỏng và ai cũng muốn được thực hiện ít nhất một lần trong đời. Tất cả thứ chúng ta cần đầu tiên là phải có sức khỏe, tiếp theo là ngồi trên một chiếc xe đẹp, bền bỉ, thoải mái, cùng người thương yêu rong ruổi trên mọi cung đường”, Nguyễn Tuấn Linh, người vừa thực hiện thành công chuyến xuyên Việt trên chiếc Nissan Almera EL 2021 chia sẻ.
Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.