Dấu hỏi trước bài toán giải cứu cầu Long Biên không trở thành "phế tích"
Tuấn Nam
Sau khi được lắp rào ngăn xe ba bánh, xe thồ đi lên cầu Long Biên, không còn cảnh những chiếc xe chở nặng ì ạch qua cầu. Nhưng vào giờ cao điểm, xe máy lại bị ùn tắc kéo dài trên cây cầu lịch sử trăm năm tuổi của Hà Nội. Lắp rào ngăn rõ ràng chỉ là phương án tức thời. Nếu cứ mãi kéo dài tình trạng duy tu nhỏ giọt, hỏng đâu sửa đó như hiện nay chưa phải giải pháp dứt điểm cho số phận cầu Long Biên.
Theo Công ty CP Đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý cầu Long Biên), sau những sự cố vừa qua, đơn vị này đã cho lắp đặt các dải phân cách tại hai đầu cầu làm hẹp lòng đường ngăn xe 3 bánh, xe thồ đi lên. Đơn vị quản lý cầu cũng cho lắp cố định 2 cột sắt bắt vít xuống mặt đường để người dân không tự ý di chuyển dải phân cách.Tuy nhiên, do mặt đường bị thu hẹp nên tình trạng ùn tắc đã xảy ra thường xuyên. Vào giờ cao điểm buổi sáng, buổi chiều hàng ngày, lượng phương tiện dồn từ quận Long Biên vào nội thành tăng cao khiến xe bị dồn ứ tại khu vực đầu cầu.Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng, đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu dài 1.681 m, được khởi công vào tháng 9/1898 và khánh thành vào tháng 2/1902. Trải qua 120 năm, cầu Long Biên hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi ngày, cây cầu vẫn có hàng nghìn phương tiện đi qua. Ngày 28/5, người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh mặt đường cầu Long Biên, hướng trung tâm TP. Hà Nội sang quận Long Biên xuất hiện lỗ thủng lớn. Người dân khuyến cáo nếu ai có việc lưu thông qua cầu cần chú ý quan sát, tránh nguy hiểm. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã lập tức cử lực lượng đến vá lỗ thủng khẩn cấp, bảo trì cầu. Ảnh: Công ty Hà Hải.Thực tế, trong thời gian chiến tranh, cầu bị hư hỏng một số nhịp. Để đảm bảo giao thông, nhà nước đã gia cố tạm bằng các hệ dầm kỹ thuật. Giai đoạn 1995-2010, cầu Long Biên đã được gia cố sửa chữa với tổng mức đầu tư 116 tỷ đồng. Năm 2015, ngân sách Nhà nước chi 300 tỷ đồng để đại tu công trình. Sáu năm qua, cầu chỉ được bảo dưỡng định kỳ, mỗi năm bốn lần, chủ yếu với đường sắt như cạo gỉ sắt, sơn lại, thay thế gia cố tà vẹt, ốc vít, vệ sinh cầu.Nhiều đoạn trên cầu Long Biên được vá víu bằng các tấm sắt lớn như thế này. Tà vẹt bằng gỗ cũ kỹ.Tình trạng mặt cầu xuống cấp xuất hiện nhiều nơi trên mặt cầu.Được coi như "chứng nhân lịch sử" của Hà Nội, phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên gia văn hóa đều mong muốn bảo tồn, trùng tu, phục hồi nguyên trạng cầu Long Biên bởi cây cầu này với người dân Hà Nội là di sản, là những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc đặc biệt, không thể đo đếm. Tuy nhiên mong muốn này đến nay vẫn khó khả thi bởi cực kỳ tốn kém.Một số chuyên gia lại ủng hộ phương án làm cây cầu mới tại vị trí cũ, kiến trúc theo dáng của cây cầu Long Biên, nhưng được cải tạo, nâng cấp, hiện đại để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại nhưng nó chắc chắn sẽ làm mất đi hình ảnh vốn có của cây cầu lịch sử trăm năm tuổi. Cầu Long Biên từng là công trình nổi tiếng thế giới bởi lối thiết kế hiện đại, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng. Nhưng trải qua hơn trăm năm lịch sử, đến nay cây cầu này đang trở thành nỗi lo lắng, bất an bởi sự xuống cấp trầm trọng, dẫn đến những nguy cơ mất an toàn giao thông mà chưa có giải pháp cụ thể nào có thể giải quyết dứt điểm.
Khi các nhà sản xuất ô tô theo đuổi lợi nhuận giống như Tesla trên các loại xe điện mới, họ phải đối mặt với một câu hỏi hiện hữu đó là làm thế nào tốt nhất để mang các đại lý ô tô được nhượng quyền đi cùng khi họ chuyển sang xe điện?
Chương trình AutoNews Weekly số đầu xuân Quý Mão có các nội dung đáng chú ý: Những lỗi vi phạm giao thông phổ biến khi đi du xuân; “Loạn” hoạt động kinh doanh xăng, dầu đầu năm; Xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh trở lại; Tiêu điểm: Mạnh tay xử lý tình trạng bán xe “hai giá”...
Tình hình sản xuất các phương tiện hạng nhẹ của Bắc Mỹ đang thay đổi và các nhà phân tích kỳ vọng sẽ thấy khả năng chế tạo phương tiện của khu vực này tăng lên đáng kể.
Akio Toyoda, giám đốc điều hành của gã khổng lồ ô tô Nhật Bản Toyota, sẽ nhường chỗ cho một người kế nhiệm trẻ hơn khi công ty phải vật lộn để thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng của thế giới đối với xe điện.