Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Khôi Nguyên
Từ ngày 6/8, ô tô, xe máy vừa được tách làn riêng trên tuyến đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), áp dụng đoạn từ nút giao Thanh Xuân (đoạn giao với Khuất Duy Tiến) đến nút giao Ngã Tư Sở (đoạn giao với đường Láng). Mức phạt cho lỗi đi sai làn là rất nặng, có thể bị tước bằng lái xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Từ 6/8, đường Nguyễn Trãi được thí điểm tách làn. Ảnh: Tuấn Nam.
Từ 6/8, đường Nguyễn Trãi được thí điểm tách làn. Ảnh: Tuấn Nam.

Thế nào là đi sai làn đường?

Theo khoản 3.22, Điều 3, Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016/BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019, quy định: 

“Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, chúng được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường”.

Theo quy chuẩn này, “đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định”. Ví dụ, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô hoặc ngược lại ô tô đi sang làn đường của xe máy được xác định là lỗi đi sai làn đường.

Đi sai làn bị xử phạt thế nào?

Hành vi vi phạm với lỗi là đi sai làn đường được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt cụ thể, trong đó tùy thuộc vào người vi phạm điều khiển phương tiện giao thông nào mà có mức xử phạt áp dụng tương ứng, cụ thể từng loại xe như sau:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: quy định tại điểm đ khoản 5, điểm b khoản 11, điểm c khoản 11 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

+ Người tham gia giao thông điều khiển phương tiện là ô tô đi không đúng về làn đường ( làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định thì mức xử phạt là từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, bị áp dụng biện pháp đồng thời là tước quyền sử dụng của giấy phép lái xe là từ 1 đến 3 tháng.

+ Trường hợp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện là ô tô đi không đúng về làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định gây ra hậu quả là tai nạn giao thông thì bị phạt tiền là 10.000.000 – 12.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng về giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy và cả xe máy điện: được quy định tại điểm g khoản 3 và điểm c khoản 10, điểm b khoản 7 Điều 6:

+ Người tham gia giao thông điều khiển phương tiện là mô tô, xe gắn máy và cả xe máy điện đi không đúng về làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định thì mức xử phạt là từ 400.000 – 600.000 đồng .

Nếu vi phạm lỗi trên mà gây ra tai nạn giao thông thì bị xử phạt với mức 4.000.000 – 5.000.000 đồng. Cùng với áp dụng việc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là từ 2- 4 tháng.

– Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: quy định tại điểm c khoản 3, điểm a khoản 7, điểm b khoản 10 điều 7:

+ Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng khi đi không đúng về làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định và bị tước bằng lái xe từ 1- 3 tháng.

Trường hợp mà đi không đúng về làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định gây ra tai nạn giao thông thì bị phạt 6.000.000 – 8.000.000 đồng, đồng thời bị tước bằng lái xe từ 2 – 4 tháng.

– Đối với xe đạp, xe đạp điện và xe đạp máy: quy định tại điểm a khoản 1 điều 8:

+ Đi không đúng phần đường quy định thì bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Tin mới

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.