Gây chết người hàng loạt, GM sẽ bị phạt nặng?
GM đang đối mặt với nguy cơ bị phạt nặng và phải đền bù cho khách hàng, do gây chết nhiều người từ việc chậm trễ triệu hồi xe lỗi
Số tiền mà “gã khổng lồ” xe hơi Mỹ phải nộp phạt có thể lên đến 35 triệu USD, cùng khoản phải bồi thường rất lớn cho khách hàng và mở đợt triệu hồi khắc phục sự cố đối với hàng triệu xe lỗi.
Vụ bê bối lần này của GM bắt nguồn từ cáo buộc hãng xe Mỹ cố tình “ỉm” thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật và chậm triệu hồi xe khiến nhiều người thiệt mạng trong 10 năm qua. Theo đó, dù đã phát hiện lỗi ở hệ thống đánh lửa trên một số dòng xe từ cuối năm 2004, nhưng GM đã giấu kín thông tin và không tiến hành khắc phục kịp thời.
Giữa tuần trước, GM lần đầu tiên có động thái về sự cố này khi phát đi thông báo triệu hồi gần 1,4 triệu xe liên quan và bắt đầu lập quỹ bồi thường trị giá khoảng 1 tỷ USD. Lý giải cho hành động trên, GM cho biết, hãng đã tiến hành điều tra độc lập và xác định có 13 người chết trong 34 vụ tai nạn liên quan đến số xe mắc lỗi.
Những xe này bị lỗi ở hệ thống đánh lửa, làm động cơ dừng hoạt động bất thường. Tình trạng này dẫn đến việc xe chết máy đột ngột, làm mất trợ lực lái, mất phanh và túi khí không bung khi gặp va chạm. Số dòng xe mắc lỗi gồm Chevolet đời 2005-2007, Cobalts, Pontiac G5, Pontiac Pursuit, Saturn Ions đời 2003-2007, Chevrolet HHRs đời 2006-2007, Pontiac Solstice đời 2006-2007 và Saturn Sky.
Tuy nhiên, ngay sau khi GM công bố kết quả điều tra và đưa ra giải pháp khắc phục, hãng xe Mỹ lại tiếp tục đối mặt với cáo buộc thiếu “trung thực”. Truyền thông Mỹ cho rằng điều tra của GM chưa đúng mực và thiếu tính khách quan.
Vụ việc bị đẩy lên mức độ nghiêm trọng khi kết quả điều tra mới nhất của Trung tâm an toàn ôtô Mỹ cho thấy số người thiệt mạng trong 10 năm qua liên quan đến xe lỗi của GM lên đến con số 303, cao hơn rất nhiều so với báo cáo từ hãng.
Sự chênh lệch quá lớn giữa hai kết quả điều tra khiến Quốc hội Mỹ phải vào cuộc. Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ đang chuẩn bị mở các phiên điều trần đối với GM để điều tra lý do chậm trễ thông báo và khắc phục những chiếc xe mắc lỗi.
Ngoài ra, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) cũng phải giải thích lý do thiếu tích cực trong việc điều tra vụ việc sau khi nhận được các đơn phản ánh của người tiêu dùng.
Vụ bê bối lần này của GM bắt nguồn từ cáo buộc hãng xe Mỹ cố tình “ỉm” thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật và chậm triệu hồi xe khiến nhiều người thiệt mạng trong 10 năm qua. Theo đó, dù đã phát hiện lỗi ở hệ thống đánh lửa trên một số dòng xe từ cuối năm 2004, nhưng GM đã giấu kín thông tin và không tiến hành khắc phục kịp thời.
Giữa tuần trước, GM lần đầu tiên có động thái về sự cố này khi phát đi thông báo triệu hồi gần 1,4 triệu xe liên quan và bắt đầu lập quỹ bồi thường trị giá khoảng 1 tỷ USD. Lý giải cho hành động trên, GM cho biết, hãng đã tiến hành điều tra độc lập và xác định có 13 người chết trong 34 vụ tai nạn liên quan đến số xe mắc lỗi.
Những xe này bị lỗi ở hệ thống đánh lửa, làm động cơ dừng hoạt động bất thường. Tình trạng này dẫn đến việc xe chết máy đột ngột, làm mất trợ lực lái, mất phanh và túi khí không bung khi gặp va chạm. Số dòng xe mắc lỗi gồm Chevolet đời 2005-2007, Cobalts, Pontiac G5, Pontiac Pursuit, Saturn Ions đời 2003-2007, Chevrolet HHRs đời 2006-2007, Pontiac Solstice đời 2006-2007 và Saturn Sky.
Tuy nhiên, ngay sau khi GM công bố kết quả điều tra và đưa ra giải pháp khắc phục, hãng xe Mỹ lại tiếp tục đối mặt với cáo buộc thiếu “trung thực”. Truyền thông Mỹ cho rằng điều tra của GM chưa đúng mực và thiếu tính khách quan.
Vụ việc bị đẩy lên mức độ nghiêm trọng khi kết quả điều tra mới nhất của Trung tâm an toàn ôtô Mỹ cho thấy số người thiệt mạng trong 10 năm qua liên quan đến xe lỗi của GM lên đến con số 303, cao hơn rất nhiều so với báo cáo từ hãng.
Sự chênh lệch quá lớn giữa hai kết quả điều tra khiến Quốc hội Mỹ phải vào cuộc. Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ đang chuẩn bị mở các phiên điều trần đối với GM để điều tra lý do chậm trễ thông báo và khắc phục những chiếc xe mắc lỗi.
Ngoài ra, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) cũng phải giải thích lý do thiếu tích cực trong việc điều tra vụ việc sau khi nhận được các đơn phản ánh của người tiêu dùng.