Hàng nghìn tỷ đồng thuế nhập khẩu linh kiện ôtô thoát truy thu
Bộ Tài chính hướng dẫn các cục hải quan địa phương xử lý vướng mắc trong sự việc truy thu thuế linh kiện ôtô nhập khẩu
Ngày 4/10, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn các cục hải quan địa phương xử lý đối với các trường hợp gặp vướng mắc trong sự việc truy thu thuế linh kiện ôtô nhập khẩu.
Bộ Tài chính cho biết, các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước theo quy định của Bộ Công Thương trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu sẽ là đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi. Mức thuế suất ưu đãi được quy định thấp hơn rất nhiều so với mức thuế suất áp dụng đối với xe nguyên chiếc.
Cụ thể, thuế suất ưu đãi đối với cụm linh kiện được ấn định ở các mức 20 - 30 - 37%; nếu linh kiện đạt độ rời rạc là 5 - 10 - 20%. Trong khi đó, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ở mức từ 72 - 83%.
Các linh kiện ôtô được hưởng thuế suất ưu đãi là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đối với trường hợp trong bộ linh kiện ôtô rời có một hoặc một số chi tiết chưa đảm bảo độ rời rạc thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành phân loại, áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi của cả bộ linh kiện.
Bộ Tài chính cũng hướng dẫn các cơ quan hải quan tách thời điểm nhập khẩu linh kiện để xử lý.
Trong đó, để được hưởng thuế suất ưu đãi, linh kiện không đảm bảo độ rời rạc theo quy định được nhập khẩu trong khoảng thời gian từ 15/4/2006 đến 31/12/2010 không vượt quá 10% tổng giá trị toàn bộ linh kiện nhập khẩu.
Đối với linh kiện không đảm bảo độ rời rạc nhập khẩu trong khoảng thời gian từ 1/1/2011, điều kiện để được hưởng thuế suất ưu đãi là không vượt quá 10% tổng giá trị các linh kiện lắp ráp thành một chiếc ôtô hoàn chỉnh của tất các loại xe kể từ thời điểm này đến ngày cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra.
Các loại linh kiện như khung, gầm, thân xe, thùng xe và ca-bin xe tải không thuộc diện được hưởng ưu đãi.
Văn bản của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, nếu các linh kiện ôtô nhập khẩu không đạt các tiêu chí kể trên thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành phân loại và áp thuế đối với cả bộ linh kiện theo mức thuế suất áp dụng cho xe nguyên chiếc.
Như vậy, về cơ bản cách xử lý mà Bộ Tài chính hướng dẫn các cục hải quan địa phương thực hiện sẽ tháo gỡ cho các doanh nghiệp đã bị đề nghị truy thu thuế nhập khẩu linh kiện ôtô với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Bởi theo đánh giá, lượng linh kiện nhập khẩu nằm trong diện bị đề nghị truy thu thực tế không vượt tỷ lệ 10% như Bộ Tài chính đề ra.
Theo Công văn số 10246/BTC-CST ngày 2/8/2011 của Bộ Tài chính, ngoài trường hợp Honda đã bị đề nghị truy thuế với số tiền 3.340 tỷ đồng và Ford với số tiền 32,5 tỷ đồng vẫn còn 3 doanh nghiệp khác nhập khẩu linh kiện chưa đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định 05 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đó là Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam, Công ty Ôtô Toyota Việt Nam và Công ty GM Daewoo (nay là GM Việt Nam).
Bộ Tài chính cho biết, các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước theo quy định của Bộ Công Thương trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu sẽ là đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi. Mức thuế suất ưu đãi được quy định thấp hơn rất nhiều so với mức thuế suất áp dụng đối với xe nguyên chiếc.
Cụ thể, thuế suất ưu đãi đối với cụm linh kiện được ấn định ở các mức 20 - 30 - 37%; nếu linh kiện đạt độ rời rạc là 5 - 10 - 20%. Trong khi đó, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ở mức từ 72 - 83%.
Các linh kiện ôtô được hưởng thuế suất ưu đãi là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đối với trường hợp trong bộ linh kiện ôtô rời có một hoặc một số chi tiết chưa đảm bảo độ rời rạc thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành phân loại, áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi của cả bộ linh kiện.
Bộ Tài chính cũng hướng dẫn các cơ quan hải quan tách thời điểm nhập khẩu linh kiện để xử lý.
Trong đó, để được hưởng thuế suất ưu đãi, linh kiện không đảm bảo độ rời rạc theo quy định được nhập khẩu trong khoảng thời gian từ 15/4/2006 đến 31/12/2010 không vượt quá 10% tổng giá trị toàn bộ linh kiện nhập khẩu.
Đối với linh kiện không đảm bảo độ rời rạc nhập khẩu trong khoảng thời gian từ 1/1/2011, điều kiện để được hưởng thuế suất ưu đãi là không vượt quá 10% tổng giá trị các linh kiện lắp ráp thành một chiếc ôtô hoàn chỉnh của tất các loại xe kể từ thời điểm này đến ngày cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra.
Các loại linh kiện như khung, gầm, thân xe, thùng xe và ca-bin xe tải không thuộc diện được hưởng ưu đãi.
Văn bản của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, nếu các linh kiện ôtô nhập khẩu không đạt các tiêu chí kể trên thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành phân loại và áp thuế đối với cả bộ linh kiện theo mức thuế suất áp dụng cho xe nguyên chiếc.
Như vậy, về cơ bản cách xử lý mà Bộ Tài chính hướng dẫn các cục hải quan địa phương thực hiện sẽ tháo gỡ cho các doanh nghiệp đã bị đề nghị truy thu thuế nhập khẩu linh kiện ôtô với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Bởi theo đánh giá, lượng linh kiện nhập khẩu nằm trong diện bị đề nghị truy thu thực tế không vượt tỷ lệ 10% như Bộ Tài chính đề ra.
Theo Công văn số 10246/BTC-CST ngày 2/8/2011 của Bộ Tài chính, ngoài trường hợp Honda đã bị đề nghị truy thuế với số tiền 3.340 tỷ đồng và Ford với số tiền 32,5 tỷ đồng vẫn còn 3 doanh nghiệp khác nhập khẩu linh kiện chưa đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định 05 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đó là Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam, Công ty Ôtô Toyota Việt Nam và Công ty GM Daewoo (nay là GM Việt Nam).