Hồi phục sức mua, thị trường ôtô tươi sáng trở lại

Đức Thọ
Bước hồi phục của tháng 5 sau cú lao dốc mạnh hồi tháng 4 như một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường ôtô Việt Nam
Mặc dù đã có sự hồi phục khi so sánh với các tháng liền kề 
nhau song so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sức mua ôtô trên toàn 
thị trường tháng 5/2017 vẫn chịu sự sụt giảm đến 11%.
Mặc dù đã có sự hồi phục khi so sánh với các tháng liền kề nhau song so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 vẫn chịu sự sụt giảm đến 11%.
Sau cú lao dốc mạnh hồi tháng trước, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 đã có sự hồi phục.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 đạt 23.232 chiếc, tăng 6% so với tháng liền trước.

Trong đó, sản lượng xe du lịch đạt 12.915 chiếc, tăng 20% so với tháng 4/2017; sản lượng xe thương mại đạt 9.005 chiếc, giảm 6%; sản lượng xe chuyên dụng đạt 1.312 chiếc, giảm 22%.

Tháng 5/2017 cũng là quãng thời gian chứng kiến cú bứt tốc của các loại ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) so với các loại ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Cụ thể, nếu như sức mua ôtô CKD tháng vừa qua chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng vẻn vẹn 1% so với tháng liền trước thì lượng xe CBU nhập khẩu về nước tăng đến 20%, đạt 6.576 chiếc.

Mặc dù đã có sự hồi phục khi so sánh với các tháng liền kề nhau song so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 vẫn chịu sự sụt giảm đến 11%.

Dẫu sao, bước hồi phục của tháng 5 sau cú lao dốc mạnh hồi tháng 4 cũng vẫn là một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường ôtô Việt Nam. Bởi hiện nay, nhiều người tiêu dùng đang có tâm lý chờ đợi và kỳ vọng vào một “cơn bão” giảm giá được cho là sẽ diễn ra vào năm tới.

Việc người tiêu dùng chờ đợi xe giảm giá cũng không phải không có lý. Bởi theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước trong khu vực sẽ giảm về 0% kể từ thời điểm 1/1/2018.

Trong tình thế này, nhiều hãng xe bao gồm cả sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu đã liên tiếp tuung ra các chương trình giảm giá và khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, bản thân các hãng xe cũng cố gắng thuyết phục người tiêu dùng về những lợi ích của việc mua xe trong năm nay thay vì tiếp tục chờ đợi.

Trên thực tế, khả năng giảm giá trên diện rộng của ôtô nhập khẩu kể từ năm 2018 cũng không cao. Bởi theo hiệp định ATIGA, chỉ các loại xe đạt tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên mới được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Số lượng xe đáp ứng tiêu chí này cũng không nhiều và do đó, khả năng giảm giá là có nhưng sẽ không lớn và số mẫu xe có thể giảm giá cũng rất ít.

Cũng theo báo cáo của VAMA, cộng dồn 5 tháng đầu năm nay, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt 109.903 chiếc, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng xe du lịch đạt 65.220 chiếc, tăng 6%; lượng xe thương mại đạt 38.289 chiếc, giảm 9%; lượng xe chuyên dụng đạt 6.389 chiếc, giảm 19%.

Xét về nguồn gốc, xuất xứ, các loại xe CBU sở hữu tỷ lệ tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái với 30.480 chiếc được nhập khẩu về nước trong 5 tháng. Ngược lại, sản lượng bán hàng của các loại xe CKD lại chịu sụt giảm 7% khi chỉ đạt 79.423 chiếc.

Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây
Phân khúc5/20175/20164/2017
Xe du lịch12.44111.80410.650
Xe thương mại8.3329.3429.202
Xe chuyên dụng1.0561.4071.491
Tổng21.82922.55321.343
So sánh tháng5/2017 so 5/2016 5/2017 so 4/2017
Xe du lịch5%17%
Xe thương mại-11%-9%
Xe chuyên dụng-25%-29%
Tổng-3%2%

 

So sánh năm 2017 2016 Tăng/ giảm
Xe du lịch60.70256.1668%
Xe thương mại36.22538.798-7%
Xe chuyên dụng5.8106.835--15%
Tổng102.737101.7991%

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.