Không giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô đăng ký mới

Bộ Tài chính nhận định việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay...
thị trường ô tô
Trong giai đoạn đầu năm nay, sức mua ô tô trên toàn thị trường đã tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời đề xuất của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về các chính sách hỗ trợ bổ sung nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, đối với đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe ô tô đăng ký mới, Bộ Tài chính nhận định chính sách này không phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Bởi lẽ, sau đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên hồi tháng 3/2020, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, trong đó có các doanh nghiệp ô tô.

Cụ thể, ngày 8/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Tiếp theo, đến ngày 15/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Mới đây nhất, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 52//2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2021.

Ngay với chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ, ngày 28/6/2020, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP trong đó quy định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách hỗ trợ này đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021.

Từ thực tế nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng không cần thiết để ban hành chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ ở thời điểm này, đồng thời đề nghị các hãng xe thành viên VAMA cần tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành về chính sách lệ phí trước bạ.

Có thể thấy rằng, cùng với những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người dân để vượt qua khó khăn.

Bên cạnh vai trò trợ giúp từ chính sách, bản thân các doanh nghiệp ô tô cũng đã và đang có những động thái kích cầu thị trường thông qua loạt chương trình khuyến mại, giảm giá và kể cả tự “bỏ tiền túi” hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng.

Kết quả là trong giai đoạn đầu năm nay, sức mua ô tô trên toàn thị trường đã tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê của VAMA, tổng sức mua ô tô trên toàn thị trường cộng dồn 3 tháng đầu năm nay đã đạt 70.952 chiếc, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số rất đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường vẫn đang phải chịu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.