Mercedes-Benz sẽ dùng pin silicon đặc biệt cho G-Class

Khôi Nguyên
Mercedes-Benz dự kiến kết hợp một loại pin mới có mật độ năng lượng cao vào mẫu G-Class chạy điện sắp tới của mình từ năm 2025. Đây là một giải pháp cho vấn đề làm thế nào để cung cấp năng lượng cho những chiếc xe điện cỡ lớn mà không làm tăng trọng lượng của chúng.
Mercedes-Benz sẽ dùng pin silicon đặc biệt cho G-Class - Ảnh 1

Theo Mercedes-Benz, loại pin do công ty khởi nghiệp Sila Nanotechnologies sản xuất, sử dụng cực dương làm từ silicon và có mật độ năng lượng cao hơn 20 - 40% so với các loại pin tương đương hiện có.

Silicon - Tesla từng cho biết vào năm 2020 họ sẽ tăng cường sử dụng trong pin - cung cấp một giải pháp thay thế cho than chì được sử dụng phổ biến hơn, 70% trong số đó đến từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Mercedes-Benz là khách hàng ô tô đầu tiên được công bố công khai của công ty khởi nghiệp pin Sila Nanotechnologies có trụ sở tại California. Công ty cho biết vào đầu tháng 5 rằng, họ đang đầu tư một con số lên đến hàng trăm triệu USD vào một nhà máy mới ở bang Washington vào năm 2024.

Thực tế, nhà sản xuất ô tô cao cấp này có cổ phần không nhiều trong Sila chưa niêm yết, công ty cũng đang làm việc với BMW.

Đáng chú ý, Sila là công ty được thành lập bởi một cựu kỹ sư Tesla, đã huy động thêm 590 triệu USD vào năm ngoái, nâng mức định giá của nó lên ước tính 3,3 tỷ USD.

So với thế hệ G-Class hiện tại, G-Class EV có thiết kế khá tương đồng với kiểu dáng vuông vắn đã trở thành biểu tượng của dòng xe này trong suốt 4 thập kỷ qua.

Điểm khác biệt nằm ở lưới tản nhiệt một mảnh mới, mâm xe thiết kế mới và cụm đèn độc đáo để tạo sự khác biệt với bản G-Class thông thường.

Đặc biệt, mẫu EQG (tên gọi của G-Class chạy điện) sẽ không được xây dựng trên nền tảng EV, thay vào đó nó sử dụng cùng khung gầm hình thang giống G-Class hiện tại. 

Tuy nhiên, bộ khung này sẽ được nâng cấp để phù hợp với gói pin lithium-ion 107,8 kWh chia sẻ từ EQS, nó cho tầm hoạt động lên đến 770 km khi sạc đầy.

Tin mới

Vì sao robot không thể thay thế con người trong ngành công nghiệp ô tô?

Vì sao robot không thể thay thế con người trong ngành công nghiệp ô tô?

Trên toàn cầu, việc sử dụng robot công nghiệp tiếp tục tăng, với gần 3,5 triệu robot đang hoạt động trong các nhà máy tính đến năm 2021. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng này, ngành công nghiệp ô tô vẫn dựa vào khả năng thích ứng và phán đoán của con người đối với các nhiệm vụ mà máy móc chưa được trang bị để xử lý hiệu quả.
Cơ hội tiếp cận xuyên biên giới của doanh nghiệp ngành ô tô Việt

Cơ hội tiếp cận xuyên biên giới của doanh nghiệp ngành ô tô Việt

Trong xu thế hội nhập mới, để khai thác tiềm năng xuất khẩu toàn cầu việc, tận dụng công nghệ số và các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới là vấn đề đang được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành ô tô nói riêng tập trung khai thác. Việc ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trước các cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ra mắt robotaxi, Musk tiếp tục “hứa” khiến cổ phiếu Tesla sụt giảm

Ra mắt robotaxi, Musk tiếp tục “hứa” khiến cổ phiếu Tesla sụt giảm

Elon Musk đã tự đưa ra cho mình một danh sách việc cần làm vào ngày ra mắt robotaxi không người lái được mong đợi từ lâu. Vấn đề đáng nói là sau hàng loạt thông báo của ông trong bài thuyết trình dài 20 phút thiếu các chi tiết thực tế, khiến cổ phiếu của Tesla cùng ngày đóng cửa giảm gần 9% ở mức 217,80 USD vào thứ Sáu cuối tuần qua.