Nghịch lý của Bentley: Bán xe ít, bất ổn kinh tế toàn cầu nhưng vẫn lãi lớn

Khôi Nguyên
Nhà sản xuất ô tô hạng sang Bentley của Anh vừa cho biết lợi nhuận hoạt động của họ trong 9 tháng đầu năm 2022 đã tăng hơn gấp đôi. Bất ổn kinh tế toàn cầu không làm giảm sự quan tâm của khách hàng đối với các mẫu xe thích hợp và tăng khả năng tùy biến xe.
Lợi nhuận hoạt động trong ba quý đầu năm 2022 của hãng xe ô tô hạng sang Bentley là 575 triệu euro (568 triệu USD), cao hơn mức 275 triệu euro trong cùng kỳ năm ngoái.  
Lợi nhuận hoạt động trong ba quý đầu năm 2022 của hãng xe ô tô hạng sang Bentley là 575 triệu euro (568 triệu USD), cao hơn mức 275 triệu euro trong cùng kỳ năm ngoái.  

Bentley cho biết doanh số toàn cầu đã tăng 3% lên 11.316 chiếc, trong khi doanh thu tăng 28% lên 2,49 tỷ euro từ 1,95 tỷ một năm trước đó.

Giám đốc điều hành Adrian Hallmark cho biết: “Trong khi Bentley tiếp tục đối mặt với những thách thức trên thị trường toàn cầu, bộ số liệu tài chính mới nhất này cho thấy kết quả tốt ở hầu hết các khu vực”.

Doanh số bán hàng của Bentley đã tăng 18% ở châu Âu trong chín tháng đầu năm và tăng 17% ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Doanh số bán hàng tại Châu Mỹ, khu vực lớn nhất tính theo doanh số của Bentley, đã tăng 7%.

Trước đó, trong Quý I/2022, Bentley kiếm được nhiều tiền hơn so với cùng kỳ năm 2021 mặc dù bán được ít xe hơn. Theo báo cáo của Bentley, thuộc sở hữu của Tập đoàn Volkswagen, doanh thu trên mỗi chiếc xe bán ra đã tăng từ 184.000 euro (194.074 USD) lên 212.000 euro (223.607 USD).

Doanh thu của công ty đã tăng từ 578 triệu lên 813 triệu euro (hay 610 - 857,5 triệu USD). Lợi nhuận kinh doanh tăng từ 65 triệu lên 170 triệu euro (tương đương 68,5 - 180 triệu USD).

Trong khi đó, doanh số của Bentley lại giảm. Tổng cộng, thương hiệu bán được 3.203 xe trong quý 1-2022, giảm 5% so với quý đầu năm ngoái (3.358 xe).

Thậm chí trong thời kỳ đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, Bentley vẫn có doanh số trong năm 2020 đạt 11.206 xe, lập kỷ lục doanh số cao nhất mọi thời đại. Trong khi hãng xe hạng sang nước Anh cũng đã phải ngừng sản xuất như nhiều hãng xe lớn khác dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Với doanh số kỷ lục vừa đạt được, thương hiệu xe sang Anh Quốc đã bán được nhiều xe nhất trong lịch sử 101 năm của mình. Kỷ lục trước đó của hãng là 11.089 xe bán ra trong năm 2017, và sau đó năm 2020 lại thiết lập lại kỷ lục với con số đầy ấn tượng là 11.206 xe Bentley được bán ra.

Lý giải về sự tăng trưởng đầy bất ngờ của hãng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, Adrian Hallmark, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Bentley Motors, cho biết: “Bất chấp sự bất ổn kinh tế toàn cầu tiếp tục, Bentley có sự nhất quán về tài chính khi chúng tôi tái tạo công ty phù hợp với chiến lược Beyond100 của mình và tạo cơ sở để chống chọi với những cú sốc bên ngoài.

Đặc biệt, sự gia tăng đáng kể về nhu cầu và vốn hóa của chương trình cá nhân hóa Mulliner của chúng tôi đã thúc đẩy doanh thu bán hàng kỷ lục và sự quan tâm tiếp tục trên toàn cầu đối với dòng sản phẩm mới nhất trong lĩnh vực xa xỉ đã dẫn đến doanh thu cao kỷ lục”.

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.