Pháp tính chỉ sản xuất ôtô chạy điện từ 2040

Minh Sơn
Động thái có thể gây áp lực cho Đức và các nước châu Âu khác
<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Pháp tuyên bố sẽ hướng đến mục tiêu ngưng bán ôtô chạy nhiên liệu hóa thạch từ năm 2040</span></font>
<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Pháp tuyên bố sẽ hướng đến mục tiêu ngưng bán ôtô chạy nhiên liệu hóa thạch từ năm 2040</span></font>
Theo New York Times, Pháp tuyên bố sẽ hướng đến mục tiêu ngưng bán xe hơi chạy nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040.

Là một nước có ngành sản xuất ôtô tương đối lớn, tuyên bố này của Pháp  thể hiện nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, thúc đẩy người dân sử dụng xe điện. 

Thời điểm ra tuyên bố này của Pháp cũng rất đáng chú ý, một ngày sau khi hãng xe Thụy Điển Volvo thông báo sẽ hoàn toàn sản xuất xe điện và xe hybrid, theo đó, sẽ dừng chế tạo xe động cơ đốt trong từ năm 2019. 

Ông Nicolas Hulot, Bộ trưởng Bộ Môi trường Pháp cho rằng “Đây là một mục tiêu rất khó thực hiện. song các giải pháp cho mục tiêu này đã có sẵn”. 

Song song với thông cáo trên, Pháp sẽ dừng cấp phép khai thác dầu và ga vào năm nay, đồng thời ngừng sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2022, bộ trưởng Hulot cho biết. 

Phát biểu của ông Hulot là tín hiệu mới nhất cho thấy xe động cơ đốt trong có thể sẽ bị khai tử dần dần. 

Hai hãng xe lớn của Pháp là Renault và PSA vẫn chưa phản ứng với thông cáo của chính phủ. Renault bắt đầu sản xuất xe chạy pin vào năm 2011 và là một trong những hãng xe lớn đầu tiên xuất xưởng dòng xe này. 

Mặc dù xe điện vẫn chỉ chiếm thị phần rất nhỏ song tốc độ xe bán ra trên thị trường đang tăng nhanh. Renault đã bán được 17.000 xe dòng compact Zoe vào sáu tháng đầu năm 2017, gần bằng với số lượng được bán ra trong cả năm 2016.

Với mốc thời gian là năm 2050, Pháp vẫn phải đối mặt với chỉ trích cho rằng kế hoạch của nước này chưa thể hiện đủ tham vọng. Nauy dự tính chỉ bán xe điện vào năm 2025 và tương tự, Ấn Độ sẽ thực hiện kế hoạch này vào năm 2030.  

Lý do cho những chỉ trích đó là tuổi thọ của xe ôtô thường khoảng 15 năm nên mục tiêu của Pháp sẽ đồng nghĩa rằng xe chạy xăng và diesel có thể lưu thông trên đường đến năm 2055. Đây là thời gian quá dài để đáp ứng các mục tiêu riêng về xử lý tình trạng biến đổi khí hậu của Pháp. Tuy nhiên, động thái của Pháp là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn” , ông Greg Archer, Giám đốc phụ trách các vấn đề về xe sạch tại tổ chức tư vấn Transport & Environment đánh giá.

Theo ông Archer, Pháp cần phải bổ sung thêm các hình thức và quy định nhằm khuyến khích việc sử dụng xe điện. Bộ trưởng môi trường Hulot chưa đưa ra những biện pháp cụ thể để Chính phủ Pháp đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Quyết tâm của Chính phủ Pháp là một thông điệp gửi đến các công ty, kêu gọi họ cung ứng nhiều nguồn lực hơn để phát triển xe điện, cũng như khuyến khích các nhà đầu tư rót tiền vào các công ty start-up chuyên về dịch vụ vận tải sạch. 

Động thái của Pháp cũng có thể gây áp lực cho nước Đức và các nước châu Âu khác, cùng đẩy mạnh sản xuất xe điện.

Tin mới

Cổ phiếu ngành ô tô: 10 năm... gần như không tịnh tiến

Cổ phiếu ngành ô tô: 10 năm... gần như không tịnh tiến

Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu của nền kinh tế, nhưng diễn biến của cổ phiếu nhóm ngành này lại không được như kỳ vọng của nhà đầu tư trong suốt một thập kỷ qua.
Ford bắt tay Tesla dùng chung sạc EV: Phần nổi của tảng băng chìm và những điều chưa biết

Ford bắt tay Tesla dùng chung sạc EV: Phần nổi của tảng băng chìm và những điều chưa biết

Thông báo bất ngờ vào cuối ngày thứ Năm tuần trước rằng Ford sẽ cung cấp cho các chủ sở hữu hiện tại và tương lai của xe điện quyền truy cập vào hơn 12.000 trạm trong mạng Tesla Supercharger đã gây sốc cho hầu hết ngành công nghiệp ô tô. Sự kết hợp gây bất ngờ này gây chú ý vì câu chuyện khônhg chỉ dừng ở đó.
Nhà máy sản xuất thông minh: Tương lai của ngành sản xuất ô tô toàn cầu

Nhà máy sản xuất thông minh: Tương lai của ngành sản xuất ô tô toàn cầu

Ô tô đang trở nên thông minh hơn và các nhà máy sản xuất ô tô cũng vậy. Trong thời đại kỹ thuật số, các nhà sản xuất và nhà cung cấp đang đầu tư mạnh vào các nhà máy thông minh. Mục đích là để tăng tính linh hoạt và hiệu quả, đồng thời giảm chi phí. Robot, 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo, công cụ phân tích dữ liệu và kinh doanh thông minh, công nghệ đám mây và kết nối v.v… chỉ là một số tính năng có thể tìm thấy trong các nhà máy thông minh.