Tata đẩy mạnh đầu tư vào Đông Nam Á

Hữu Tuyến
Indonesia trở thành quốc gia thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sẽ có nhà máy sản xuất và lắp ráp xe ôtô mang thương hiệu Tata
Một nhà máy lắp ráp Tata Nano tại Ấn Độ.
Một nhà máy lắp ráp Tata Nano tại Ấn Độ.
Indonesia trở thành quốc gia thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Thái Lan) sẽ có nhà máy sản xuất và lắp ráp xe ôtô mang thương hiệu Tata, bao gồm cả dòng xe giá rẻ Nano.
 
Cụ thể, Tata Motors (Ấn Độ) vừa công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe mới tại Indonesia, triển khai vào đầu năm 2013.  

Với mục tiêu mở rộng và đón đầu thị trường chung Đông Nam Á, Tata Motors đã lựa chọn đầu tư vào Indonesia, bởi quốc đảo này có thị trường ôtô vừa lớn lại vừa có tính ổn định cao hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực.

Sau khi nhà máy tại Indonesia hoạt động, Tata Motors dự định tăng cường sản xuất linh kiện ôtô và tăng tỷ lệ nội địa hóa cho các dòng sản phẩm chế tạo tại đây.

Hãng xe Ấn Độ dự định sẽ lắp ráp dòng xe giá rẻ Nano và một số dòng xe tải, xe chuyên dụng, xe du lịch cỡ nhỏ tại nhà máy ở Indonesia.

Hiện, Tata Motors vẫn chưa cho biết mức đầu tư vào nhà máy thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, tập đoàn này cũng đã tìm hiểu để đặt nhà máy lắp ráp xe hơi tại Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một hoạt động nào.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.