Tháng cuối cùng ưu đãi 50% phí trước bạ, Kia Sonet vượt hẳn doanh số Toyota Raize

Bảo Bình
Kia Sonet được xem là “đàn em” của Kia Seltos. Xét về phân khúc, Kia Sonet nằm ở một phân khúc hoàn toàn mới lạ trên thị trường, nơi vẫn là phân khúc lạ, chỉ có duy nhất mẫu xe Toyota Raize là đối thủ thực thụ. Tại Việt Nam, Kia Sonet 2021 được phân phối chính hãng 4 phiên bản, với mức giá từ 499 triệu đồng đến 624 triệu đồng. 
Trong tháng 5/2022, đã có 1.453 xe Kia Sonet được giao đến khách hàng, nhiều hơn 643 xe so với mức doanh số 810 xe mà Toyota Raize đạt được.
Trong tháng 5/2022, đã có 1.453 xe Kia Sonet được giao đến khách hàng, nhiều hơn 643 xe so với mức doanh số 810 xe mà Toyota Raize đạt được.

Với nguồn gốc là xe sản xuất trong nước, những tháng vừa qua khách hàng mua Kia Sonet đều được hưởng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ. Đây cũng là một lợi thế của Kia Sonet trước Toyota Raize. Trong tháng 5/2022, tháng cuối cùng chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ dành cho xe lắp ráp còn hiệu lực, doanh số của Kia Sonet đã đạt khoảng cách khá tốt với Toyota Raize. Cụ thể, trong tháng 5/2022, đã có 1.453 xe Kia Sonet được giao đến khách hàng, nhiều hơn 643 xe so với mức doanh số 810 xe mà Toyota Raize đạt được. Đây là khoảng cách doanh số lớn nhất mà Kia Sonet đạt được so với Toyota Raize từ đầu năm đến nay.

Toyota Raize chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái. Ngay khi ra mắt, Raize đã xác định đối thủ chính là Kia Sonet, mẫu xe ra mắt trước đó, vào tháng 10/2021. Kia Sonet và Toyota Raize là hai mẫu xe duy nhất trong “phân khúc lạ” của thị trường ô tô Việt, và nhiều người gọi đó là phân khúc SUV hạng A. 

Ngay từ khi ra mắt, Toyota Raize đã làm nóng thị trường ô tô Việt. Mẫu xe có doanh số tốt tại thị trường Indonesia. Raize tại Việt Nam được nhập khẩu từ Indonesia. Raize là mẫu xe “tí hon”, nhắm tới đối tượng người tiêu dùng mới mua xe lần đầu. Đây cũng là đối tượng người dùng đang có xu hướng tăng lên tại Việt Nam. Kia Sonet cũng nằm trong phân khúc với Toyota Raize và cũng nhắm đến đối tượng người dùng này.

Trong tháng 1/2022, Kia Sonet đạt doanh số 620 xe, còn Toyota Raize đạt doanh số 562 xe, ít hơn 58 xe. Sang tháng 2, tháng thấp điểm nhất trong năm của thị trường ô tô, cả hai mẫu xe đều sụt giảm doanh số. Dù vậy, Kia Sonet vẫn nằm “cửa trên” so với Toyota Raize, với mức doanh số lần lượt là 478 xe (Kia Sonet) và 421 xe (Toyota Raize). Thị trường khởi sắc hơn trong tháng 3/2022, nên doanh số hai mẫu xe đều tăng nhẹ, và Toyota Raize đã bán được nhiều xe hơn Kia Sonet trong tháng này, với 688 xe bán ra so với 553 xe của Kia Sonet. 

Tuy vậy, tháng 4 và tháng 5, hai tháng cận kề thời điểm hết hạn ưu đãi lệ phí trước bạ với xe sản xuất, lắp ráp trong nước mà khách hàng Kia Sonet được hưởng, Kia Sonet đã thực sự bứt phá so với Toyota Raize. Khoảng cách “dẫn trước” của Kia Sonet so với Toyota Raize lần lượt là 315 xe trong tháng 4 (Kia Sonet đạt doanh số 945 xe và Toyota Raize đạt 630 xe). Khoảng cách đã được nới rộng nhất trong tháng 5/2022, với mức chênh lệch 634 xe. 

So sánh, về ngoại hình, Toyota Raize và Kia Sonet đều cùng thuộc phân khúc SUV cỡ nhỏ, 5 chỗ ngồi. Cả hai mẫu xe đều mang đến nét thể thao và cứng cáp với phần đầu xe đồ sộ, mạnh mẽ. Tuy vậy, về trang bị ngoại thất, Toyota Raize được cho là nhỉnh hơn Kia Sonet. Tất cả hệ thống chiếu sáng của Toyota Raize đều dùng dạng LED hiện đại trong khi đó Kia Sonet chỉ trang bị đèn Halogen đơn giản.

Về động cơ, Toyota Raize sở hữu duy nhất 01 loại động cơ xăng, 1KR-VET, 1.0L, i3, Turbo cho công suất vận hành tối đa 98 mã lực, momen xoắn cực đại 140Nm, đi kèm với hộp số vô cấp CVT. 

Kia Sonet có vẻ nhỉnh hơn Toyota Raize về mặt vận hành khi sở hữu khối động cơ Smartstream 1.5L cho công suất vận hành tối đa 113 mã lực và momen xoắn cực đại 144 Nm. Hộp số đi kèm là hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động vô cấp CVT tùy phiên bản.

Về giá cả, Toyota Raize được phân phân phối chính hãng duy nhất một phiên bản với mức giá 547 triệu đồng. Tuy nhiên, vấn đề của Raize nằm ở chỗ mẫu xe đang bị bán ra với mức giá “kèm lạc” khoảng 30 triệu đồng. Đây chính là điều khiến Toyota Raize “mất điểm” trước Kia Sonet. Ngoài ra, với nguồn gốc nhập khẩu từ Indonesia, Toyota Raize cũng kém cạnh tranh hơn so với Kia Sonet khi xét về chi phí lăn bánh. Cũng chính vì là xe nhập khẩu nên Raize hiện đang gặp khó khăn trong khâu cung ứng, khách hàng đặt mua xe có thể phải chờ 2-3 tháng mới được bàn giao. Dù vậy, Raize cũng thu hút khách hàng nhờ là mẫu xe nhập khẩu vì tâm lý “sính ngoại” của nhiều người tiêu dùng. 

Bắt đầu từ 1/6/2022, chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ áp dụng với xe sản xuất, lắp ráp trong nước kết thúc, cuộc đua giữa Kia Sonet và Toyota Raize sẽ “công bằng” hơn. Mấu chốt vẫn là liệu Toyota có thể cung ứng đủ xe để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và chấm dứt tình trạng bán xe “bia kèm lạc” của đại lý.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.