Thị trường ASEAN: “Miếng bánh” mới của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc

Hoàng Lâm
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang thâm nhập mạnh mẽ vào Đông Nam Á, một thị trường chưa được khai thác với ít đối thủ lâu đời, khi sự cạnh tranh gia tăng ngay tại quê nhà Trung Quốc.
BYD EV được trưng bày tại Triển lãm Ô tô Thành Đô 2022. Nhà sản xuất EV đã mở rộng mạnh mẽ ra thị trường nước ngoài trong năm nay. 
BYD EV được trưng bày tại Triển lãm Ô tô Thành Đô 2022. Nhà sản xuất EV đã mở rộng mạnh mẽ ra thị trường nước ngoài trong năm nay. 

BYD, Great Wall Motor, Hozon và Aiways đều đã và đang cung cấp xe điện tại các quốc gia như Thái Lan, với mục tiêu giành được chỗ đứng tại những thị trường này, nơi trung bình có 3 triệu xe được bán ra mỗi năm.

“Xe điện do Trung Quốc sản xuất có giá cả phải chăng đối với khách hàng ở các quốc gia Đông Nam Á và các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có ít đối thủ cạnh tranh ở đó”, Phate Zhang, người sáng lập trang tin tức về xe điện CnEVpost có trụ sở tại Thượng Hải cho biết. “Một số mẫu xe Trung Quốc đã chứng tỏ là dễ bán ở những thị trường này”.

Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất thế giới, với doanh số dự kiến ​​đạt 6 triệu chiếc trong năm nay, cao hơn gấp đôi so với 2,99 triệu chiếc của năm ngoái. Nhưng đây là một thị trường khốc liệt, vì nỗ lực khuyến khích sử dụng xe điện của Bắc Kinh đã thu hút khoảng 200 công ty, những công ty đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào việc phát triển, thiết kế và lắp ráp ô tô điện.

Các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là thị trường mục tiêu của các công ty EV Trung Quốc có ô tô từ 100.000 nhân dân tệ (14.204 USD) đến 200.000 nhân dân tệ.

Peter Chen, kỹ sư của nhà sản xuất phụ tùng ô tô ZF TRW ở Thượng Hải, nói: “Thị trường xe điện ở các nước ASEAN vẫn chưa phát triển, nhưng tiềm năng là rất lớn trong bối cảnh khách hàng ngày càng quan tâm đến xe chạy bằng pin. Sản xuất trong nước sẽ giúp họ giành được thị phần lớn trong thập kỷ tới”.

Great Wall, nhà sản xuất xe thể thao đa dụng (SUV) lớn nhất Trung Quốc, đã bán được 8.094 chiếc EV từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay tại Thái Lan, trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất của đất nước về doanh số bán hàng. Công ty nãy đã mua lại một nhà máy lắp ráp ô tô ở tỉnh Rayong từ General Motors vào năm 2020 và biến nó thành một nhà máy có công suất hàng năm là 80.000 chiếc.

TTB Analytics, một công ty con nghiên cứu của Ngân hàng TMB Thanachart, đã dự báo rằng doanh số bán xe điện ở Thái Lan có thể tăng 539% so với cùng kỳ năm ngoái lên 63.600 chiếc trong năm nay, nhờ trợ cấp của chính phủ cho người mua xe điện.

Trong 10 tháng đầu năm nay, Great Wall đã bán được 133.000 xe điện bên ngoài Trung Quốc đại lục, chiếm 15% tổng doanh số của hãng.

BYD, công ty đã soán ngôi Tesla để trở thành nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới trong quý 2 năm nay, cũng đã mở rộng mạnh mẽ ra thị trường nước ngoài trong năm nay. Gần đây, hãng đã ra mắt Atto 3 tại Thái Lan, định giá chiếc SUV nhỏ gọn có phạm vi lái 410 km là 30.984 USD.

Mẫu SUV được gọi là Yuan Plus ở Trung Quốc là chiếc xe đầu tiên BYD thiết kế và sản xuất cho thị trường toàn cầu. BYD cho biết họ đã giao tổng cộng 143.188 chiếc Atto 3 EV trên toàn thế giới kể từ khi được tung ra thị trường vào tháng Hai.

Hay như Hozon, công ty khởi nghiệp EV lắp ráp xe điện thương hiệu Neta, cho biết họ đã nhận được 5.200 đơn đặt hàng từ các thị trường nước ngoài như Lào, Myanmar và Nepal.

Hiện chính quyền Bắc Kinh hy vọng rằng các nhà sản xuất ô tô nội địa như BYD có thể nắm bắt các công nghệ cốt lõi trong ngành công nghiệp xe điện và giành được thị phần đáng kể ở nước ngoài. Các công ty khởi nghiệp xe điện thông minh của Trung Quốc là Xpeng và Nio cũng đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Âu, nơi doanh số bán hàng của họ hiện tại còn thấp.

Tin mới

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.
Taxi điện ở Việt Nam: Xu hướng tất yếu trong kinh doanh vận tải

Taxi điện ở Việt Nam: Xu hướng tất yếu trong kinh doanh vận tải

Kể từ khi thuật ngữ “xe điện” được đề cập, nhiều người đã nghĩ ngay đến viễn cảnh những chiếc taxi chở khách hàng ngày cũng sử dụng năng lượng điện, thậm chí có khả năng tự lái như trong phim viễn tưởng. Điều đó đang dần trở thành hiện thực ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, hiện taxi điện đã bước đầu có những bước tiến để bắt kịp xu thế của thế giới. Mặc dù đã có chủ trương nhưng các doanh nghiệp taxi truyền thống vẫn khá thận trọng trước loại hình dịch vụ mới và cũng đầy rủi ro này.
Ford dự kiến lỗ 3 tỷ USD cho mảng kinh doanh xe điện năm 2023

Ford dự kiến lỗ 3 tỷ USD cho mảng kinh doanh xe điện năm 2023

Hãng xe Mỹ vừa cho biết vào ngày 23/3 rằng hoạt động kinh doanh xe điện của họ đã lỗ 2,1 tỷ USD vào năm ngoái trên cơ sở hoạt động, khoản lỗ được bù đắp bằng 10 tỷ USD lợi nhuận hoạt động từ các sản phẩm chạy động cơ đốt trong.
Fed nâng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường ô tô như thế nào?

Fed nâng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường ô tô như thế nào?

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 22/3 đã chính thức thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%). Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 4,75-5%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2007. Quyết định mới nhất của Fed sẽ có tác động rất lớn tới lãi suất cho vay và tiết kiệm với người tiêu dùng như vay mua nhà, dùng thẻ tín dụng, đặc biệt vay mua xe ô tô tại thị trường lớn thứ 2 thế giới.