Thị trường ôtô và “vị đắng”... chính sách

An Nhi
Nhìn lại những “gáo nước lạnh” chính sách dội xuống thị trường ôtô năm qua
Những ngày cuối năm 2012, thị trường ôtô đã <a href="http://vneconomy.vn/2012122503427164P0C23/bo-phi-han-che-giam-phi-truoc-ba-voi-oto.htm">đón nhận tin vui</a> là đề xuất không thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm lệ phí trước bạ mà Bộ Tài chính đưa ra.
Những ngày cuối năm 2012, thị trường ôtô đã <a href="http://vneconomy.vn/2012122503427164P0C23/bo-phi-han-che-giam-phi-truoc-ba-voi-oto.htm">đón nhận tin vui</a> là đề xuất không thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm lệ phí trước bạ mà Bộ Tài chính đưa ra.
Xung quanh đề xuất giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với mặt hàng ôtô, một câu chuyện nổi lên là dường như thị trường ôtô đã và sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào những chính sách, dù mới chỉ đang ở dạng... kế hoạch.

2012, năm ảm đạm chưa từng thấy của thị trường ôtô Việt Nam đã đi qua, với sự sụt giảm mạnh ở cả mảng sản phẩm lắp ráp trong nước (CKD) lẫn nhập khẩu nguyên chiếc (CBU). Cụ thể, sản lượng bán hàng ôtô CKD trong 11 tháng năm 2012 (tháng 12 chưa có số liệu thống kê) đạt 71.860 xe, giảm 28% so với cùng kỳ 2011; lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc khoảng 27.000 xe, đạt giá trị kim ngạch 605 triệu USD, giảm 49,8% về lượng và 41,2% về giá trị so với năm 2011.

“Lỗi” ở bối cảnh kinh tế khó khăn thì đã rõ, nhưng nguyên nhân xuất phát từ những kế hoạch thu thêm hoặc tăng thu thuế, phí cũng được đánh giá là không hề nhỏ.

Ngày cuối năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải đã có tờ trình Thủ tướng về kế hoạch thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, trong đó mức phí đối với ôtô thấp nhất là 20 triệu đồng và cao nhất là 50 triệu đồng/xe/năm. Loại phí này, vì lý do “nhạy cảm” câu chữ, nên sau đó đã được đổi tên thành phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Sau đó, thị trường ôtô đã có phản ứng tức thời với biểu hiện là sức mua giảm đi trông thấy. Báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy, sản lượng bán hàng tháng 1/2012 đã giảm đến 61% so với tháng 12/2011 và giảm 60% so với cùng kỳ, một kỷ lục buồn của thị trường ôtô trong nước.

Đến giữa tháng 3/2012, một “gáo nước lạnh” nữa được dội xuống là kế hoạch thu phí sử dụng đường bộ (Nghị định 18 của Chính phủ) kể từ tháng 6. Và thế là, sức mua ôtô đã bắt đầu cho thấy khả năng hồi phục chỉ là vô vọng. Thực tế đó cũng là thời điểm khởi đầu cho giai đoạn tụt dốc không phanh của thị trường.

Cuối cùng thì cả hai kế hoạch thu phí trên đã không thực thi trong năm 2012, trong đó phí sử dụng đường bộ được hoãn thu đến đầu năm nay còn phí hạn chế thì thậm chí sẽ không bao giờ thu. Nhưng xem như sự đã rồi, hai kế hoạch đó đã “góp sức” cùng động tác tăng lệ phí trước bạ tại một số địa phương cộng với bối cảnh kinh tế vốn dĩ đã khó khăn để đẩy thị trường ôtô Việt Nam vào một năm đầy ắp những “vị đắng”.

Những ngày cuối năm 2012, thị trường ôtô đã đón nhận tin vui là đề xuất không thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm lệ phí trước bạ mà Bộ Tài chính đưa ra. Đề xuất này đã được đưa vào dự thảo nghị quyết của Chính phủ để Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu ra tại cuộc họp trực tuyến với các ngành và các địa phương.

Sau tin vui đó, thị trường ôtô đã bắt đầu có những phản ứng tích cực dù chưa thực sự rõ nét. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đề xuất trên được thực hiện ngay trong năm nay, thị trường ôtô chắc chắn sẽ “ấm” lên. Nhưng từ nay đến thời điểm (có thể rất xa) ấy, thị trường sẽ vẫn cầm chừng phần do sức mua thực tế chưa thể hoàn toàn hồi phục, phần do bộ phận không nhỏ người tiêu dùng nhẫn nại chờ quyết định cuối cùng của Chính phủ.

Tin mới

Mỹ nới lỏng các quy định về xe tự lái

Mỹ nới lỏng các quy định về xe tự lái

Chính quyền của Tổng thống Trump đang đơn giản hóa quy trình miễn trừ cho các nhà sản xuất ô tô triển khai xe tự lái không cần người lái, điều này có thể có lợi cho Tesla và các đối thủ cạnh tranh của hãng.
Thách thức của thị trường Việt trước cuộc chiến giá cả ô tô ở Trung Quốc

Thách thức của thị trường Việt trước cuộc chiến giá cả ô tô ở Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc hiện đang chứng kiến một cuộc chiến giá cả chưa từng có trong lịch sử ngành này. Sự chia rẽ sâu sắc, căng thẳng giữa các hãng ô tô đã đẩy ngành công nghiệp ô tô nước này ngày một xấu đi và có những ảnh hưởng nhất định tới các thị trường trong khu vực, trong đó có thị trường xe Việt.
Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Thị trường xe điện (EV) của châu Âu đang phát triển mạnh mẽ vào năm 2025, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 4, hơn 2,2 triệu xe điện đã được đăng ký trên khắp Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland.
Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Đất hiếm rất quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô vì chúng được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu trong động cơ xe điện cũng như các thành phần khác có trong tất cả các loại ô tô. Trung Quốc, quốc gia thống trị nguồn cung và chế biến vật liệu, đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu vào tháng 4 vừa qua để ứng phó với cuộc chiến thuế quan leo thang của Mỹ khiến ngành ô tô toàn cầu rơi vào tình thế khó khăn.
#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

Giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp ô tô điện, BYD – ông lớn xe điện hàng đầu Trung Quốc – đã khiến cả thị trường “náo loạn” khi tung chương trình giảm giá sâu tới 34% trên hơn 20 mẫu xe. Động thái quyết liệt này không chỉ là để dọn hàng tồn kho, gạt thêm miếng bánh thị phần về tay mình, mà còn đặt nền móng cho một cuộc chiến giá khốc liệt nhất lịch sử ngành ô tô Trung Quốc, với hệ lụy sâu rộng và khó lường cho tương lai ngành xe điện thế giới.