Thua lỗ liên miên, Ford dừng sản xuất ô tô ở Ấn Độ

Điệp Vũ
Ford Motor sẽ dừng sản xuất ô tô tại Ấn Độ, đóng cửa hai nhà máy lớn ở nước này và sa thải hàng nghìn công nhân...
Trong một nhà máy của Ford ở Ấn Độ - Ảnh: NYT.
Trong một nhà máy của Ford ở Ấn Độ - Ảnh: NYT.

Đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu của hãng xe Mỹ dưới sự lãnh đạo của CEO Jim Farley nhằm đạt tới mức lợi nhuận khả quan và bền vững hơn.

Theo tin từ CNBC, việc dừng sản xuất xe tại Ấn Độ sẽ tiêu tốn của Ford khoảng 2 tỷ USD, bao gồm các khoản chi phí đặc biệt khoảng 600 triệu USD trong năm 2021 và 1,2 tỷ USD trong năm 2022.

Ford hiện có hai nhà máy sản xuất xe và động cơ tại Ấn Độ, đặt ở Chennei và Sanand, sử dụng hàng nghìn công nhân. Ford cho biết dây chuyền lắp ráp xe tại Sanand sẽ dừng hoạt động vào cuối năm nay, tiếp đó là dây chuyền ở Chennei sẽ dừng hoạt động từ quý 2/2022.

Khoảng 4.000 người sẽ mất việc do kế hoạch trên, Ford cho hay. Dừng sản xuất xe ở Ấn Độ, nhưng Ford vẫn duy trì dấu ấn sản xuất ở nước này. Việc sản xuất động cơ xe pickup cỡ trung Ranger để xuất khẩu vẫn sẽ tiếp tục ở Sanand.

Ford cho biết quyết định dừng sản xuất xe ở Ấn Độ được đưa ra sau khi hãng thua lỗ tổng cộng hơn 2 tỷ USD ở nước này trong vòng 1 thập kỷ qua. CEO Farley, người nhậm chức vào ngày 1/10 năm ngoái, đã triển khai kế hoạch tái cơ cấu mang tên Ford+ nhằm củng cố lợi nhuận và chuẩn bị cho hãng một vị thế tốt hơn trong kỷ nguyên ô tô điện và xe tự lái.

Dù sa thải 4.000 công nhân, Ford vẫn còn 11.000 công nhân viên ở Ấn Độ. Đây là những công nhân viên trong mảng “Giải pháp doanh nghiệp” và sản xuất động cơ. Ngoài ra, hãng sẽ tiếp tục bán xe nhập khẩu tại thị trường Ấn Độ.

Theo kế hoạch Ford+, hãng đạt mục tiêu đạt tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh trước thuế ở mức 8% vào năm 2023. Bên cạnh đó, hãng cũng đầu tư mạnh vào phát triển ô tô điện và ô tô tự lái.

Quyết định dừng sản xuất ô tô tại Ấn Độ của Ford được đưa ra 4 năm sau động thái tương tự của đối thủ đồng hương General Motors (GM). Các hãng xe Mỹ khó cạnh tranh ở Ấn Độ do các hãng xe châu Á mới là những nhà sản xuất được ưa chuộng tại quốc gia tỷ dân này.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.