Toyota bất ngờ bị hạ bậc tín dụng
Tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa bất ngờ hạ bậc tín dụng của tập đoàn sản xuất xe hơi Toyota
Tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa bất ngờ hạ bậc tín dụng của tập đoàn sản xuất xe hơi Toyota (Nhật Bản), do ảnh hưởng của việc đồng Yên tăng giá gần đây đối với lợi nhuận của của tập đoàn này, trang tin Market Watch cho biết.
Cụ thể, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ xếp hạng nợ tín chấp của Toyota cùng với xếp hạng tín dụng nội tê, ngoại tệ dài hạn của hãng xe Nhật Bản, từ A+ xuống mức A. Tuy nhiên, hãng định mức tín nhiệm tiếp tục giữ triển vọng của Toyota ở tình trạng ổn định.
Lý do dẫn tới động thái này, theo Fitch Ratings, là bởi quan ngại về khả năng tập trung sản xuất của Toyota tại Nhật Bản, nơi chiếm khoảng 40% sản lượng ôtô toàn cầu của tập đoàn. Gần một nửa sản phẩm ở Nhật được Toyota xuất khẩu ra nước ngoài.
Do vậy, trong số ba hãng xe lớn nhất Nhật Bản, hiện Toyota là nhà sản xuất ôtô chịu áp lực lớn nhất bởi các động thái trên thị trường ngoại hối, từ đó tác động tới triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của hãng.
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Moody's cũng đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm của Toyota và các chi nhánh của hãng này xuống Aa3, do lo ngại đồng Yên mạnh và chi phí nguyên liệu cao có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng lợi nhuận của Toyota.
Giới phân tích nhận định những hiệu ứng tiêu cực của trận động, đất sóng hôm 11/3 ở Nhật Bản có thể khiến Toyota đánh mất vị trí nhà chế tạo xe hơi lớn nhất thế giới.
Moody's nhận định đà phục hồi lợi nhuận của Toyota trong tương lai gần sẽ không mạnh như dự kiến, do thị phần của hãng ngày càng sa sút tại nhiều khu vực trên thế giới, đồng Yên mạnh và giá nguyên liệu thô cao.
Theo Moody's, đồng Yên mạnh làm giảm sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản, bào mòn lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản khi được chuyển hồi về nước, cũng như khiến hàng xuất khẩu của Nhật đắt hơn ở nước ngoài.
Moody's cho rằng, sức cạnh tranh của Toyota, một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản, sẽ vẫn chịu áp lực trong một thời gian dài nữa, xét về các điều kiện thị trường. Năm 2010, Toyota đã bán 8,42 triệu xe trên toàn cầu, cao hơn mức 8,39 triệu chiếc của hãng General Motors đến từ Mỹ.
Cụ thể, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ xếp hạng nợ tín chấp của Toyota cùng với xếp hạng tín dụng nội tê, ngoại tệ dài hạn của hãng xe Nhật Bản, từ A+ xuống mức A. Tuy nhiên, hãng định mức tín nhiệm tiếp tục giữ triển vọng của Toyota ở tình trạng ổn định.
Lý do dẫn tới động thái này, theo Fitch Ratings, là bởi quan ngại về khả năng tập trung sản xuất của Toyota tại Nhật Bản, nơi chiếm khoảng 40% sản lượng ôtô toàn cầu của tập đoàn. Gần một nửa sản phẩm ở Nhật được Toyota xuất khẩu ra nước ngoài.
Do vậy, trong số ba hãng xe lớn nhất Nhật Bản, hiện Toyota là nhà sản xuất ôtô chịu áp lực lớn nhất bởi các động thái trên thị trường ngoại hối, từ đó tác động tới triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của hãng.
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Moody's cũng đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm của Toyota và các chi nhánh của hãng này xuống Aa3, do lo ngại đồng Yên mạnh và chi phí nguyên liệu cao có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng lợi nhuận của Toyota.
Giới phân tích nhận định những hiệu ứng tiêu cực của trận động, đất sóng hôm 11/3 ở Nhật Bản có thể khiến Toyota đánh mất vị trí nhà chế tạo xe hơi lớn nhất thế giới.
Moody's nhận định đà phục hồi lợi nhuận của Toyota trong tương lai gần sẽ không mạnh như dự kiến, do thị phần của hãng ngày càng sa sút tại nhiều khu vực trên thế giới, đồng Yên mạnh và giá nguyên liệu thô cao.
Theo Moody's, đồng Yên mạnh làm giảm sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản, bào mòn lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản khi được chuyển hồi về nước, cũng như khiến hàng xuất khẩu của Nhật đắt hơn ở nước ngoài.
Moody's cho rằng, sức cạnh tranh của Toyota, một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản, sẽ vẫn chịu áp lực trong một thời gian dài nữa, xét về các điều kiện thị trường. Năm 2010, Toyota đã bán 8,42 triệu xe trên toàn cầu, cao hơn mức 8,39 triệu chiếc của hãng General Motors đến từ Mỹ.