Toyota sẽ sản xuất thêm 97.000 ô tô khi nguồn cung phục hồi

Toyota Motor Corp vào cuối năm 2021 đặt mục tiêu khởi động lại hoạt động sản xuất đã bị cắt giảm do tình trạng thiếu hụt linh kiện với sự phục hồi của các lô hàng từ các nhà cung cấp bị ảnh hưởng bởi đại dịch...
Toyota được cho có thể phục hồi khoảng 1/3 sản lượng bị mất do gián đoạn nguồn cung thời gian qua.
Toyota được cho có thể phục hồi khoảng 1/3 sản lượng bị mất do gián đoạn nguồn cung thời gian qua.

Mới đây, Toyota đã cắt giảm mục tiêu sản xuất trong năm tài chính đến cuối tháng 3 là 300.000 xe xuống còn 9 triệu chiếc do tình trạng phức tạp của đại dịch Covid gia tăng đã làm chậm lại công việc tại các nhà máy sản xuất linh kiện ở Malaysia và Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu chip toàn cầu đã buộc hãng này và các nhà sản xuất ô tô cắt giảm sản lượng.

Các nguồn tin cho biết, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã yêu cầu các nhà cung cấp “bù đắp” cho sản lượng bị mất để có thể sản xuất thêm 97.000 xe trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm sau.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Toyota cho biết: “Vẫn chưa có gì được quyết định về kế hoạch sản xuất sau tháng 11 năm nay”.

Takashi Miyao, nhà nghiên cứu tại công ty tư vấn công nghiệp ô tô Carnorama nhận định: “Tỷ lệ nhiễm Covid ở Đông Nam Á đang giảm đáng kể và lo ngại của người dân về rủi ro sản xuất đang giảm bớt”.

Toyota hiện đã củng cố chuỗi cung ứng của mình để khắc phục sự gián đoạn sau trận động đất năm 2011 tàn phá bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản và cũng là nhà sản xuất ô tô cuối cùng trong số các nhà sản xuất ô tô lớn điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất vì thiếu phụ tùng.

Đại dịch Covid buộc các nhà máy sản xuất linh kiện phải đóng cửa đồng thời cũng thúc đẩy nhu cầu về chất bán dẫn mà các nhà sản xuất ô tô cần khi mọi người buộc phải ở nhà mua máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác.

Với quá ít phụ tùng, các nhà sản xuất ô tô đã không thể tận dụng được sự phục hồi của nhu cầu khách hàng đối với ô tô tại các thị trường chủ chốt như Trung Quốc. Kết quả là doanh số bán xe tại trong tháng 9 giảm 1/5 so với một năm trước đó.

Tin mới

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.