Trào lưu động cơ Turbo “chấm nhỏ” trên phân khúc B-sedan tại Việt Nam

Hoàng Lâm
Phân khúc sedan hạng B tại thị trường Việt Nam luôn ghi nhận sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ nhiều thương hiệu với sự thay đổi không ngừng về kiểu dáng, mẫu mã và công nghệ kèm theo. Đứng giữa vô vàn lựa chọn, theo một lẽ đương nhiên, các thương hiệu cần phải đổi mới, đáp ứng nhu cầu người dùng về trải nghiệm thực tế, bài toán vận hành – hiệu suất, tiêu biểu là công nghệ động cơ.

Sự chuyển dịch động cơ “chấm nhỏ” trên các xe B-sedan

Nissan Almera lại là mẫu xe tiên phong được trang bị động cơ Turbo tăng áp trong phân khúc.
Nissan Almera lại là mẫu xe tiên phong được trang bị động cơ Turbo tăng áp trong phân khúc.

Đối với dòng sedan hạng B tại Việt Nam nói riêng và toàn phân khúc ô tô phổ thông nói chung, những mẫu xe ra mắt sau ngày càng có sự chuyển dịch sang sử dụng động cơ nhỏ. Toyota Vios và Honda City là bộ đôi sedan hạng B có mặt khá sớm trên thị trường, được trang bị động cơ dung tích 1,5 lít. Sau đó, Hyundai Accent, Kia Soluto và Suzuki Ciaz đều dùng động cơ 1,4 lít. Mitsubishi Attrage chỉ được trang bị động cơ 1,2 lít.

Gia nhập cuộc chơi muộn nhất, năm 2021, Nissan Almera giới thiệu động cơ tăng áp dung tích xy-lanh chỉ vỏn vẹn 1 lít. Mặc dù là mẫu xe ra đời sau, nhưng Nissan Almera lại là mẫu xe tiên phong trong phân khúc khi được trang bị động cơ Turbo tăng áp.

Thay đổi cuộc chơi với trang bị động cơ “Turbo”

Nissan Almera tạo sự khác biệt với động cơ.
Nissan Almera tạo sự khác biệt với động cơ.

Ở Việt Nam, động cơ Turbo tăng áp đã được phổ biến từ khá sớm nhằm giải quyết bài toán động cơ nhỏ – hiệu suất cao, tuy nhiên thường được áp dụng nhiều hơn ở các phân khúc cao hơn, điển hình như Hyundai Elantra, Honda Civic hay mới đây là Kia K3 phiên bản thể thao. Tính đến thời điểm hiện tại, Nissan Almera vẫn là mẫu xe duy nhất trong phân khúc B-sedan được trang bị động cơ này.

Còn nếu soi chiếu sang thị trường Thái Lan lân cận, mẫu xe B-sedan phổ biến tại Việt Nam - đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nissan Almera, Honda City RS cũng sử dụng động cơ I-3 1.0L VTEC Turbo, tuy nhiên, nhiều khả năng phiên bản này sẽ không được đưa về Việt Nam.

Động cơ Turbo trên Almera khác biệt gì với các mẫu xe còn lại, liệu có phải là yếu tố quyết định khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm này?

Thông thường, động cơ "chấm nhỏ" sẽ có ưu điểm là tiết kiệm nhiên liệu, song phải hy sinh về hiệu suất, tuy nhiên câu chuyện lại khác với Almera. Với trang bị động cơ Turbo, Almera có khả năng khắc phục hoàn toàn nhược điểm trên. Thử làm phép so sánh trực diện về thông số động cơ giữa bộ ba mẫu xe đồng hương Nhật Bản, phổ biến nhất trong phân khúc B-sedan hiện nay.

Có thể thấy, nếu chỉ xét riêng về công suất cực đại, Vios và City đang tỏ ra chiếm ưu thế với lần lượt 107 và 119 mã lực. Tuy nhiên, để đạt được công suất cực đại hay còn gọi là sức mạnh tuyệt đối, Nissan Almera tỏ ra khá nhanh nhẹn và thanh thoát khi động cơ chỉ cần chạm ngưỡng vòng tua máy 5,000 vòng/phút.

Động cơ trên Almera được đánh giá cao.
Động cơ trên Almera được đánh giá cao.

Trong khi Honda City và Toyota Vios cần nhiều thời gian hơn để động cơ có được công suất đạt cực đại, phải chạm ngưỡng 6,000 vòng/phút. Có thể hình dung, động cơ trên Almera "nhạy" hơn vì đều có khả năng đạt hiệu suất cao ngay từ các mức vòng tua thấp, tức là nhấp chân ga là có thể cảm nhận được. Điều đó đồng nghĩa với việc trong điều kiện lái thực tế, mẫu xe của Nissan tỏ ra linh hoạt, khả năng đáp ứng tức thời trước các điều khiển và mong muốn của người cầm vô-lăng.

Đặt trong hệ quy chiếu của một chiếc sedan hạng B và điều kiện giao thông tại Việt Nam là cung đường cao tốc cho phép chạy tối đa 120km/h, rõ ràng việc tăng tốc với một mẫu xe có mô-men cực đại đạt được ngay từ 2.400 vòng/ phút như Almera sẽ phấn khích hơn nhiều.

Bên cạnh hiệu suất vận hành, động cơ Turbo trên Nissan Almera đồng thời mang đến lợi ích kép cho người sử dụng khi sở hữu khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội với 5,1L xăng cho 100km trong điều kiện hỗn hợp, nằm trong top 05 mẫu xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu nhất Việt Nam, thậm chí cùng bảng với những mẫu xe hybrid vốn vẫn dẫn đầu về tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu (theo dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam).

Anh Phương Duy bên chiếc Nissan Almera của mình.
Anh Phương Duy bên chiếc Nissan Almera của mình.

Một khách hàng sử dụng Almera được gần 20.000km, anh Phương Duy cho biết: “Thời điểm xe vừa ra mắt, rất nhiều người định kiến máy 1.0L tăng áp yếu. Nghe máy “chấm nhỏ” thì yếu thế thôi, nhưng vận hành thực tế vô cùng ổn, và đặc biệt là tiêu hao ít nhiên liệu. Tôi hay đi trong nội thành thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), mỗi ngày 25 - 30 km, mức tiêu hao trung bình chỉ rơi vào khoảng 5 lít/100 km”.

Đồng quan điểm này, anh Hưng Thịnh, mua Nissan Almera từ tháng 8/2021, chia sẻ: “Almera chỉ dùng động cơ 1.0L nhưng nhờ có tăng áp nên chạy khá hay, bốc. Cảm giác khi đạp ga đến ngưỡng tăng áp hoạt động rất thể thao. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình khi di chuyển trong thành phố Quy Nhơn chỉ dừng ở mức khoảng 4,5 l/100 km. Nếu đi đường đèo, đồi núi thì con số này tăng lên khoảng 5l/100 km”.

Rõ ràng, động cơ Turbo hiện nay đang là một lựa chọn hấp dẫn khi mang đến những giải pháp tối ưu về vận hành và tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời, xu hướng dịch chuyển của công nghệ này đang tiến sát đến những dòng xe phổ thông hơn bao giờ hết, hiện tại là phân khúc C-sedan và dự kiến, nối bước Nissan Almera, công nghệ động cơ Turbo sẽ xuất hiện nhiều hơn trên những mẫu sedan hạng B, mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng Việt Nam.

Tin mới

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

“Nếu được chọn lựa, bạn sẽ đi đến đâu trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này? Với tôi hay rất nhiều bạn trẻ khác, hành trình xuyên Việt luôn là ước mơ cháy bỏng và ai cũng muốn được thực hiện ít nhất một lần trong đời. Tất cả thứ chúng ta cần đầu tiên là phải có sức khỏe, tiếp theo là ngồi trên một chiếc xe đẹp, bền bỉ, thoải mái, cùng người thương yêu rong ruổi trên mọi cung đường”, Nguyễn Tuấn Linh, người vừa thực hiện thành công chuyến xuyên Việt trên chiếc Nissan Almera EL 2021 chia sẻ.
Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.
EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.