10 năm Monozukuri tại Việt Nam

Biên Thùy
Khóa học Monozukuri, tạm dịch là bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh của Toyota, được tổ chức từ tháng 9/2005
Đại điện các doanh nghiệp trao đổi vào học hỏi tại hội thảo tổng kết 10 năm khóa học Monozukuri.<br>
Đại điện các doanh nghiệp trao đổi vào học hỏi tại hội thảo tổng kết 10 năm khóa học Monozukuri.<br>
Tháng 9/2005, đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Toyota Việt Nam, khóa học Monozukuri - tạm dịch là bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh của Toyota - lần đầu tiên được tổ chức.

Khóa học có sự phối hợp giữa Toyota Việt Nam (TMV), Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) và Đại học Bách khoa Hà Nội cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ tập đoàn Toyota.

Trong tiếng Nhật Bản, Monozukuri là một từ ghép giữa “mono” có nghĩa là sản phẩm và “zukuri” có nghĩa là quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, Monozukuri không chỉ đơn giản là “tạo ra sản phẩm” mà là một khái niệm chỉ việc cung cấp ý tưởng về một quá trình xây dựng tinh thần sản xuất, một hệ thống cùng các quy trình tiêu chuẩn để tạo ra một sản phẩm tốt.

Khái niệm này cũng mang hàm ý thể hiện kỹ năng, tinh thần, niềm say mê và sự tự hào về khả năng thực hiện hoạt động tạo ra những sản phẩm chất lượng một cách tốt nhất.

Theo các chuyên gia đến từ Toyota Nhật Bản, ý nghĩa của Monozukuri không phải là hành động lặp đi lặp lại một cách vô thức, nó đòi hỏi tư duy sáng tạo gắn liền với sự khéo léo, lành nghề của người lao động.

Điều này chỉ có được sau một quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm lâu dài trong thực tiễn, hơn là chỉ thông qua những chương trình học hàn lâm truyền thống. Trên quan điểm đó, Monozukuri thực sự có tính chất nghệ thuật hơn, chứ không chỉ mang tính chất khoa học thuần túy.

Monozukuri là khóa học nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như thế hệ sinh viên kỹ thuật Việt Nam tiếp cận và hiểu sâu hơn về hệ thống sản xuất Toyota cũng như những bí quyết thành công của tập đoàn ôtô hàng đầu thế giới.

Khóa học này cũng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của xã hội, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Trong quá trình triển khai, Monozukuri đã tập trung cung cấp và chia sẻ các thông tin về hệ thống sản xuất Toyota, giảm thiểu lãng phí và cải tiến không ngừng, công việc tiêu chuẩn, quản lý chất lượng trong sản xuất tinh gọn của Toyota và phương pháp tư duy tích cực trong giải quyết vấn đề...

Qua hơn 10 năm thực hiện, Monozukuri đã xây dựng được đội ngũ 8 giảng viên chuyên nghiệp, tổ chức thành công 36 khóa học tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Toyota Việt Nam cho tổng số 919 học viên, trong đó 562 học viên là các cấp quản lý của 119 doanh nghiệp trên toàn quốc và hơn 357 sinh viên xuất sắc của các trường đại học kỹ thuật.

Bên cạnh các khóa học, Monozukuri cũng thực hiện thành công 2 mô hình cải tiến thí điểm (Kaizen Showcase) tại Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam I (VPIC1) và Tập đoàn LeGroup, nhằm giúp các doanh nghiệp ứng dụng thành công vào sản xuất của chính doanh nghiệp, đồng thời đã đạt được tiến bộ đáng kể trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh.

Từ năm 2016, bên cạnh hình thức học truyền thống với bài giảng, các hoạt động trên lớp và hoạt động tham quan nhà máy, Monozukuri sẽ tập trung nâng cao hơn nữa kiến thức thực tiễn của học viên thông qua nội dung học với các trò chơi.

Khóa học cũng mở rộng nội dung bài giảng tập trung hơn vào kiến thức về công việc tiêu chuẩn, cũng như bổ sung kiến thức về vận tải và kho bãi. Dự kiến khóa học Monozukuri tiếp theo là “phương thức sản xuất Lean” sẽ được thực hiện vào trung tuần tháng 5/2016.

Trao đổi tại cuộc hội thảo tổng kết 10 năm thực hiện khóa học Monozukuri, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, ông Yoshihisa Maruta cho rằng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sau khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Cùng với nhiều cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức bởi sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách nắm bắt những kiến thức quản lý để có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá thành cạnh tranh.

“Điều này đã dẫn đến ý tưởng và mong muốn của chúng tôi về việc triển khai chương trình Monozukuri nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, và xa hơn nữa là đóng góp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam”, ông Yoshihisa Maruta chia sẻ.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, với mục tiêu trở thành công dân tốt trong cộng đồng sở tại, Toyota Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động đóng góp xã hội trên 4 lĩnh vực, bao gồm: an toàn giao thông, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, môi trường và thể thao - văn hóa - xã hội. Trong đó, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực là một lĩnh vực luôn được Toyota Việt Nam đặc biệt chú trọng.

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.