5 thương hiệu ôtô được độc giả VnEconomy yêu thích nhất

Đức Thọ
5 thương hiệu ôtô du lịch được độc giả yêu thích nhất là Toyota, Honda, Mercedes-Benz, Ford và GM-Daewoo
Mặc dù mới ra mắt thị trường chưa đầy nửa năm, Honda trở thành một trong những thương hiệu ôtô được yêu thích nhất tại Việt Nam - Ảnh: Đức Thọ
Mặc dù mới ra mắt thị trường chưa đầy nửa năm, Honda trở thành một trong những thương hiệu ôtô được yêu thích nhất tại Việt Nam - Ảnh: Đức Thọ
Theo kết quả bình chọn trên VnEconomy, 5 thương hiệu ôtô du lịch được độc giả yêu thích nhất là Toyota, Honda, Mercedes-Benz, Ford và GM-Daewoo.

Bắt đầu từ chiều 9/1 đến 9h sáng nay (16/1), cuộc bình chọn đã thu hút được tổng số 2.386 phiếu.

Theo đó, Toyota là thương hiệu được yêu thích nhất với 37,1% số phiếu, tiếp sau đó là Honda với 16,4%, Mercedes-Benz với 15,3%, Ford với 8,2%, GM-Daewoo với 4,9%.

Tiếp theo là một số thương hiệu khác như Mitsubishi với 4,5%, Mazda với 2,9%, Kia với 2,3%. Xe Huyndai nhập khẩu chiếm 2,2%, các thương hiệu khác chiếm 6,2%.

Kết quả bình chọn này đã phản ánh khá thực tế về tâm lý lựa chọn và mua xe của người tiêu dùng Việt Nam, mặc dù chưa nhắc đến các thương hiệu nội địa có thế mạnh như Xuân Kiên và Trường Hải.

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Toyota đang chiếm ngôi vị số 1 về doanh số bán ra trên thị trường năm 2006 với 14.784 chiếc, tiếp theo là Ford với 3.610 chiếc, Mitsubishi với 3.398 chiếc, Isuzu với 2.344 chiếc, Mercedes-Benz với 1.202 chiếc…

Trên thực tế đã có một số sự khác nhau giữa kết quả bình chọn trên VnEconomy và doanh số bán ra của các nhà sản xuất. Đây là điều dễ hiểu, bởi 2 kết quả này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như sự kỳ vọng của khách hạng, số mẫu xe có mặt tại thị trường, giá xe và độ khả dụng của từng mẫu xe đối với từng đối tượng khách hàng.

Có thể nhận thấy điều này khi so sánh giữa 2 thương hiệu Mitsubishi và Honda, dù nếu dựa trên doanh số của từng mẫu xe thì kết quả so sánh sẽ khác hẳn..

Với Mitsubishi, việc người tiêu dùng đã quen với thương hiệu này kể từ khi thành lập tại Việt Nam (thuộc liên doanh VinaStar) và 4 mẫu xe du lịch là Lancer, Grandis, Pajero và Jolie đã đưa doanh số của hãng này vượt qua thương hiệu được yêu thích hơn là Mercedes-Benz hay Honda.

Trong khi đó, mặc dù Honda là thương hiệu được yêu thích thứ 2, nhưng hiện chỉ với 1 mẫu xe có mặt tại thị trường, doanh số của hãng mới chỉ đạt 1.110 chiếc, đứng dưới 7 liên doanh khác thuộc VAMA.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.