An Phát và VinFast chung tay làm xe Việt

Băng Tâm
Tập đoàn nhựa An Phát đã bắt tay với VinFast để cùng sản xuất phụ tùng xe Việt
Sự xuất hiện của VAPA dự báo sẽ tạo đà cho nhiều doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào mạng lưới doanh nghiệp cung cấp linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
Sự xuất hiện của VAPA dự báo sẽ tạo đà cho nhiều doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào mạng lưới doanh nghiệp cung cấp linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam.

Tập đoàn nhựa An Phát đã bắt tay với VinFast để cùng sản xuất phụ tùng xe Việt, trực tiếp cung cấp cho các dòng ôtô, xe máy chuẩn bị xuất xưởng trong tháng 6 này.

Cái bắt tay đúng lúc

Năm 2017, thời điểm VinFast (Tập đoàn Vingroup) khởi công Tổ hợp sản xuất ôtô và xe máy điện tại Cát Hải - Hải Phòng và công bố việc sản xuất ôtô xe máy mang thương hiệu Việt, dư luận vẫn còn nhiều nghi ngại…

Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận đã có cái nhìn khác. Ngoài những hạng mục tự đầu tư, VinFast đặc biệt kêu gọi sự liên kết, hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước.

Trong số đó, công chúng đặc biệt quan tâm đến việc VinFast đã bắt tay cùng Tập đoàn An Phát để thành lập Công ty TNHH Linh kiện Nhựa Ôtô VinFast - An Phát (VAPA) với mục tiêu chính là cung cấp phụ tùng, linh kiện nhựa cho việc sản xuất ôtô, xe máy.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, VAPA chính là sự kết hợp hoàn hảo dựa trên lợi thế của từng bên. An Phát sẽ tận dụng thế mạnh của mình trong ngành sản xuất nhựa, đặc biệt là công nghiệp nhựa phụ trợ để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nguồn cung ứng còn VinFast sẽ đảm bảo đầu ra cho VAPA.

Sẽ tạo nên sự thay đổi cho ngành ôtô Việt?

Công ty TNHH Linh kiện Nhựa Ôtô VinFast - An Phát (VAPA) được thành lập tháng 11/2018, với trụ sở chính đặt tại Nhà máy đúc nhựa, thuộc Tổ hợp sản xuất ôtô VinFast, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Tp. Hải Phòng. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp này là sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ôtô và xe có động cơ khác.

Về năng lực sản xuất, VAPA có khả năng cung cấp bộ linh kiện nhựa cho khoảng 250.000 xe ôtô và 500.000 xe máy/năm. Nhà máy sẽ chính thức hoạt động, chạy thử sản phẩm vào tháng 6/2019 trước khi đi vào sản xuất đồng loạt. Ngoài khách hàng đầu tiên là VinFast, dự kiến VAPA sẽ nhanh mở rộng thêm mạng lưới khách hàng.

An Phát từng được biết đến là "đại gia ngành nhựa" hàng đầu tại Việt Nam, nắm giữ thị phần số 1 tại Đông Nam Á về xuất khẩu bao bì màng mỏng (túi nilon). Từ năm 2018, Tập đoàn này đã dịch chuyển cơ cấu, tham gia mạnh vào ngành công nghiệp ô tô phụ trợ - điều mà rất hiếm doanh nghiệp Việt dám làm vì cần sự đầu tư rất lớn về cả nguồn lực tài chính và công nghệ.

Minh chứng rõ nét nhất là chỉ trong hơn 1 năm qua, An Phát đã liên tục đầu tư vào 3 dự án lớn trong lĩnh vực này là: mua lại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội; hợp tác với VinFast thành lập VAPA và tăng quy mô đầu tư vào An Trung Industries để trở thành nhà cung ứng cấp 2 cho Samsung.

Trong số đó, Nhựa Hà Nội là một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho ngành ôtô xe máy và điện - điện tử với các khách hàng nổi tiếng như: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Piaggio Việt Nam, Panasonic, LG, VMEP…

Đầu tháng 4 vừa qua, Ban lãnh đạo Toyota Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Nhựa Hà Nội (Tập đoàn An Phát) để thúc đẩy hợp tác nâng cao tỉ lệ nội địa hóa. Hiện nay, Toyota Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất của Nhựa Hà Nội.

Trong cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo hai bên, đại diện Toyota Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn An Phát sẽ là đối tác chiến lược quan trọng của hãng này trong việc gia tăng tỉ lệ nội địa hóa và Nhựa Hà Nội (thuộc An Phát) sẽ là đối tác chính cung cấp linh kiện cho Toyota Việt Nam.

Sự xuất hiện của VAPA dự báo sẽ tạo đà cho nhiều doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào mạng lưới doanh nghiệp cung cấp linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nâng cao hàm lượng chất xám của người Việt trong các sản phẩm công nghệ cao, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa.

Ông Đinh Xuân Cường, Tổng giám đốc An Phát, cho biết: "Chúng tôi sẽ không ngần ngại đầu tư, hợp tác hay M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) nếu nhìn thấy cơ hội thành công. Chúng tôi muốn chứng minh rằng ô tô không phải ngành khó, các công ty FDI làm được thì doanh nghiệp Việt cũng hoàn toàn có thể làm được một cách ngang bằng".

Tin mới

Doanh số sụt giảm, Ford và GM chạy đua trong cuộc chiến giảm giá ở Trung Quốc

Doanh số sụt giảm, Ford và GM chạy đua trong cuộc chiến giảm giá ở Trung Quốc

Cuộc chiến giảm giá tại xe hơi tại Trung Quốc đang ngày càng nóng bỏng khi những cái tên mới liên tục giảm giá. Mới đây, Ford Motor Co., BMW Group BMW và Volkswagen AG đang giảm giá sâu và khuyến mãi cho xe điện sau khi Trung Quốc loại bỏ dần các khoản trợ cấp trên toàn quốc cho xe điện. Những người khác bao gồm General Motors Co. và nhà sản xuất Citroën cũng đang giảm giá cho những chiếc xe chạy bằng xăng.
Ô tô tự lái: Công nghệ của tương lai có thực sự đáng tin tưởng?

Ô tô tự lái: Công nghệ của tương lai có thực sự đáng tin tưởng?

Trong khi ngành công nghiệp ô tô thế giới đang chạy đua phát triển xe điện và công nghệ xe tự lái, Missy Cummings, giáo sư kỹ thuật và khoa học máy tính, người đang làm việc tại cơ quan an toàn ô tô liên bang tại Mỹ ,nói rằng các tài xế dường như đã đặt quá nhiều niềm tin vào các hệ thống như Autopilot của Tesla và các cơ quan quản lý cần phải hạn chế sử dụng chúng.
#AutoNews Weekly: Nhà đầu tư Tesla “dậy sóng” trước khả năng Elon Musk “thâu tóm” SVB

#AutoNews Weekly: Nhà đầu tư Tesla “dậy sóng” trước khả năng Elon Musk “thâu tóm” SVB

Những thông tin không mấy khả quan về thị trường ô tô Việt Nam những tháng đầu năm 2023, một số hãng xe tìm ra hướng đi mới để tối đa hóa lợi nhuận khi lượng xe tồn kho còn nhiều, những thông tin trái ngược giữa giá xăng dầu trong nước và quốc tế và đặc biệt, liên quan đến sự việc khủng hoảng tài chính tại ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), CEO Tesla, Elon Musk vừa “úp mở” khả năng sẽ “giải cứu” ngân hàng này là những thông tin nổi bật trong chương trình AutoNews Weekly tuần này.