Bức tranh tối màu của nhiều “ông lớn” ôtô nửa cuối năm

Nghi Điền
Các doanh nghiệp ngành ôtô được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm
Nhiều doanh nghiệp phân phối xe ôtô trong nước đang gặp khó.<br>
Nhiều doanh nghiệp phân phối xe ôtô trong nước đang gặp khó.<br>
Thị trường xe tải gặp khó do cầu xe Trung Quốc sụt giảm. Với phân khúc xe thương mại, không ít người tiêu dùng chờ tới đầu năm sau khi thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN được giảm về 0%.

Doanh thu, lợi nhuận giảm sâu

Công ty Cổ phần Ôtô TMT (mã chứng khoán TMT) nửa đầu năm báo lãi sau thuế vỏn vẹn 3 tỷ đồng, giảm tới 94% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu cũng giảm từ 1.477 tỷ đồng về 1.244 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh là doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 25,5% và 2,4% kế hoạch năm.

Tương tự, Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ôtô Trường Long (mã chứng khoán HTL) chỉ lãi 5,2 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm, bằng 1/8 cùng kỳ năm ngoái và mới đạt 18% kế hoạch năm. Doanh thu cũng giảm hơn một nửa về còn 335 tỷ đồng.

Khá hơn một chút, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (mã chứng khoán HHS - thành viên Tập đoàn Hoàng Huy) 6 tháng đầu năm báo lãi 32 tỷ đồng, tuy nhiên cũng chỉ đạt 20% kế hoạch năm.

TMT, HTL và HHS là những doanh nghiệp đã thắng lớn trong các năm 2014-2015 khi cầu xe tải Trung Quốc lên rất cao nhờ chính sách siết tải trọng của Bộ Giao thông Vận tải cũng như ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này.

HHS là đơn vị phân phối độc quyền xe tải DongFeng của Trung Quốc. Trong khi TMT lắp ráp, kinh doanh độc quyền xe tải Sinotruck và HTL là đại lý lớn nhất của Hinotruck tại Việt Nam.

Ngoài yếu tố thị trường đang dần bão hòa, một nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự xuống dốc của các doanh nghiệp lắp ráp, kinh doanh xe tải Trung Quốc là việc Bộ Tài chính cuối năm 2015 đã nâng thuế nhập khẩu với các dòng ôtô tải, thay vì áp dụng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc như trước đó.

Sự hấp dẫn của xe tải Trung Quốc nhanh chóng giảm mạnh, đẩy các doanh nghiệp trong ngành rơi vào cảnh khó khăn.

Điểm sáng trong khối các đơn vị kinh doanh xe tải đến từ một thành viên khác trong tập đoàn Hoàng Huy - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán TCH).

TCH hiện là nhà phân phối độc quyền xe đầu kéo International của Mỹ. Đánh mạnh vào sản phẩm có phần mới mẻ ở thị trường trong nước đã mang về kết quả tích cực cho TCH. Quý 1 niên độ tài chính 2017 (1/4/2017-30/6/2017), TCH ghi nhận doanh thu bán hàng tăng gấp 5 lần từ 130 tỷ đồng lên 613 tỷ đồng. Biên lợi nhuận kinh doanh xe đầu kéo lên tới 28% giúp TCH lãi sau thuế 141 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm tài chính, tương đương 34% kế hoạch năm.

Câu chuyện chính sách cũng giải thích tại sao kết quả kinh doanh của các đơn vị phân phối xe thương mại là City Auto, Ôtô  Hàng Xanh, Phú Tài đều lao dốc trong nửa đầu năm.

Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm trong 2 quý vừa qua dao động từ 41% - 46%, song con số đối với chỉ tiêu lợi nhuận của 4 doanh nghiệp trên lại thấp hơn nhiều, HAX đạt 20%; CTF là 13%; SVC và PTB có khá hơn khi lần lượt đạt 37% và 35% kế hoạch năm.

HAX là nhà phân phối thương hiệu Mercedes Benz, SVC kinh doanh các loại xe Mitsubishi, Toyota, Honda; CTF là đại lý ủy quyền chính thức của Ford Việt Nam còn PTB bán các dòng xe Toyota.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đi xuống phản ánh thực trạng các hãng phân phối đang hạ giá sâu để giải phóng hàng tồn kho cũng như giữ thị phần, trong bối cảnh người tiêu dùng muốn chờ đến thời điểm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ giảm từ 30% về 0% vào đầu năm 2018.

Tiếp tục ảm đạm nửa cuối năm?


Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số trong tháng 7 của của thành viên VAMA chỉ đạt 20.662 xe, giảm 15% so với tháng 6 và thấp hơn 27% so với cùng kỳ 2016.

Diễn biến này cho thấy thị trường sẽ còn khó khăn trong những tháng còn lại. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định các doanh nghiệp bán lẻ xe phổ thông như CTF, SVC hay PTB sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá để kích cầu.

Trong khi đó, VDSC lại cho rằng với đặc thù phân phối xe sang Mercedes Benz, HAX không chịu nhiều ảnh hưởng từ lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ ASEAN, thậm chí nhu cầu đối với thương hiệu xe Đức có thể tăng lên trong nửa cuối năm bởi xe có dung tích xy lanh trên 2.0L sẽ chịu tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt vào năm sau.

Một số nhà đầu tư nhận định việc HAX bất ngờ báo lỗ trong quý 2/2017 không quá đáng lo ngại, bởi phần lớn lợi nhuận của của doanh nghiệp này đến từ khoản tiền thưởng đạt chỉ tiêu của Mercedes Benz Việt Nam. Doanh thu của HAX trong quý 2 đạt mức kỷ lục 1.035 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về mặt hàng xe tải, dù cầu xe Trung Quốc được dự đoán sẽ khó bứt phá, song với hơn 20.000 xe tải hết niên hạn sử dụng năm 2017 (theo Cục Đăng kiểm Việt Nam), tiếp tục tăng từ 19.000 xe năm 2016 và 15.000 xe năm 2015, cho thấy “miếng bánh” vẫn còn hấp dẫn và việc có chiếm được thị phần hay không tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Tin mới

Bộ Công Thương: "Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột quan trọng"

Bộ Công Thương: "Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột quan trọng"

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, góp phần tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và khẳng định vị thế của đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xe nhập khẩu ùn ùn về Việt Nam dịp cuối năm

Xe nhập khẩu ùn ùn về Việt Nam dịp cuối năm

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 9/2024, cả nước đã nhập khẩu 18.405 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt gần 378 triệu USD, tăng 22,2% về số lượng và tăng 26,4% về trị giá so với tháng trước.
#Auto Hashtag: Xe Trung Quốc và những dấu hỏi về dịch vụ hậu mãi

#Auto Hashtag: Xe Trung Quốc và những dấu hỏi về dịch vụ hậu mãi

Các hãng ô tô Trung Quốc đang tìm mọi cách để đưa sản phẩm của mình vươn ra tầm châu lục và thế giới. Chiến lược về độ phủ thương hiệu dường như đang đem lại hiệu quả khá tích cực, nhưng cũng kéo theo hàng loạt vấn đề khiến người tiêu dùng phải e dè. Một trong những quan ngại lớn nhất phải kể đến đó là một số nhà sản xuất cam kết đồng hành với khách hàng về dịch vụ hậu mãi nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Thực tế trước đó đã có những thương hiệu xuất hiện một cách rầm rộ rồi sau đó âm thầm “rút lui”, khiến khách hàng rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.