Các công ty xe điện Trung Quốc tìm cách chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á
Tuần trước, nhà sản xuất Trung Quốc Aiways đã giành được đơn đặt hàng lên tới 150.000 xe điện từ nhà cung cấp dịch vụ di động điện tử Thái Lan Phoenix EV sẽ được giao trong vòng 5 năm. Thỏa thuận này đánh dấu đơn đặt hàng EV lớn nhất từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trên toàn thế giới.
Alexander Klose, phó chủ tịch điều hành các hoạt động ở nước ngoài của nhà sản xuất ô tô này cho biết: “Việc hợp tác với Phoenix EV thể hiện một bước tiến quan trọng đối với thương hiệu Aiways. Với số lượng ban đầu là 100.000 chiếc, cộng với tùy chọn thêm 50.000 chiếc nữa, đơn hàng này là một cột mốc thực sự và là nền tảng cho chiến lược Đông Nam Á của chúng tôi”.
Cả hai bên đang lên kế hoạch thành lập một liên doanh để tiếp quản việc bán và bảo dưỡng các phương tiện, đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng sạc và trao đổi pin của riêng mình.
Aiways đã có hoạt động tại Singapore và Lào. Với Phoenix EV ở Thái Lan, Aiways hiện tuyên bố đang "ở vị trí tốt nhất có thể" tại các thị trường tăng trưởng lớn ở Đông Nam Á.
Hozon, một công ty khởi nghiệp ô tô điện khác của Trung Quốc, bắt đầu chiến dịch toàn cầu hóa trong năm nay, với Thái Lan là điểm dừng chân đầu tiên.
"Thái Lan là một trung tâm để chúng tôi khám phá thị trường của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á", nhà sản xuất ô tô sản xuất các loại xe mang nhãn hiệu Neta cho biết.
Mẫu crossover Neta V của hãng đã tung ra thị trường Thái Lan vào tháng 8 và một tháng sau đó đã mở rộng thỏa thuận với công ty năng lượng lớn nhất Thái Lan PTT để khám phá thị trường bằng cách sản xuất và lắp đặt các thiết bị sạc.
Vào tháng 9, Hozon đã ra mắt Neta V ở Nepal, giới thiệu chiếc SUV Neta U và Neta V của mình vào Israel, đồng thời ký một thỏa thuận với đại lý ô tô Lào Keo để giới thiệu Neta U. Vào tháng 10, Hozon đã trở thành công ty khởi nghiệp EV đầu tiên thâm nhập vào thị trường này.
Hozon cho biết phương tiện của họ đã trở nên phổ biến ở những quốc gia đó. Trong vòng một tháng kể từ khi mẫu xe đầu tiên ra nước ngoài, tổng doanh số bán hàng của họ đã vượt quá 5.200 chiếc.
Trong khi đó, nhà sản xuất SUV và bán tải lớn nhất Trung Quốc Great Wall Motors đang trưng bày một số mẫu xe của mình tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Thái Lan lần thứ 39 được tổ chức tại Bangkok.
Gian hàng của công ty này tại hội chợ kéo dài đến ngày 12 tháng 12, làm nổi bật các NEV, bao gồm xe điện hybrid Tank 500, SUV Haval H6 và hatchback Ora Good Cat GT.
Narong Sritayon, giám đốc kinh doanh của Great Wall Motors Thái Lan, cho biết nhà sản xuất ô tô này đang có kế hoạch ra mắt 4 mẫu NEV tại nước này vào năm 2023.
Hiện có năm mẫu NEV của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tại thị trường Thái Lan, với tổng doanh số bán hàng đạt 13.000 chiếc.
Ngoài ra, thông qua ứng dụng của mình, khách hàng của họ có thể tiếp cận 70% các cơ sở sạc công cộng ở Thái Lan.
Great Wall Motors nhận định Thái Lan là một trung tâm khu vực cho hoạt động kinh doanh của họ tại ASEAN. Nhà sản xuất ô tô này đã gia nhập Thái Lan hai năm trước khi mua lại một nhà máy từ General Motors.
Đội hình của nhà sản xuất ô tô tại triển lãm ô tô đã thu hút hơn 200 đại lý ô tô từ 50 quốc gia và khu vực để trải nghiệm các sản phẩm và công nghệ mới nhất của hãng.
Tuần trước, Great Wall Motors cũng đã ra mắt thương hiệu ô tô điện Ora tại Malaysia, với hai mẫu xe sedan được ra mắt tại sự kiện này.
Zhang Jiaming, chủ tịch hoạt động của nhà sản xuất ô tô tại ASEAN, cho biết Great Wall Motors sẽ ra mắt 9 mẫu xe tại quốc gia này trong vòng 3 năm. Với hầu hết trong số đó là NEV, công ty này hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu NEV hàng đầu tại Malaysia.
Wuling, một trong những thương hiệu EV nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đang sản xuất Air EV tại Indonesia. Các model nhỏ gọn đóng vai trò là xe đưa đón tại hội nghị thượng đỉnh G20 Bali được tổ chức vào tháng 11.
Air EV được tung ra thị trường địa phương vào tháng 8 với tư cách là mẫu xe điện đầu tiên của SAIC-GM-Wuling được bán ra nước ngoài. Great Wall Motors cho biết họ đã nhận được hơn 5.000 đơn đặt hàng cho mẫu xe NEV phổ biến nhất ở Indonesia.
Indonesia, với tư cách là thị trường xe lớn nhất ở Đông Nam Á, dự kiến tỷ lệ xe máy điện và ô tô điện sản xuất tại nước này sẽ đạt 20% tổng sản lượng ô tô vào năm 2025.
Indonesia đang đặt ra thời hạn đến năm 2025 cho tất cả các công ty nhà nước sử dụng xe điện như một phần trong mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060, theo Bloomberg.
Cơ sở Bekasi của SGMW tại Indonesia, với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, bắt đầu đi vào sản xuất vào năm 2017, cung cấp khoảng 100.000 việc làm cho người dân địa phương.
Với diện tích 60 ha, cơ sở này hiện đã được phát triển thành một khu công nghiệp ô tô, bao gồm một chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh. Wuling cho hay, công ty sẽ thu hút thêm nhiều nhà cung cấp Trung Quốc thành lập nhà máy ở Indonesia để tăng cường thị trường ngành công nghiệp NEV.
Xu Haidong từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, cho biết khả năng cạnh tranh được cải thiện của xe Trung Quốc, đặc biệt là NEV, nằm ở thiết kế táo bạo, đổi mới tiên tiến, chất lượng sản xuất và dịch vụ.
Xu thông tin thêm, xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đạt mốc 2 triệu chiếc vào năm 2021, với mức tăng trưởng hơn 50% trong 10 tháng đầu năm 2022. Ông hy vọng tổng lượng xe xuất khẩu trong năm nay sẽ vượt quá 3 triệu chiếc, với NEV là động lực thúc đẩy.