Các hãng xe hơi Mỹ xin cứu trợ thêm gần 22 tỷ USD

Kiều Oanh
GM và Chrysler vừa đề nghị Chính phủ Mỹ cho vay thêm 21,6 tỷ USD và dự kiến cắt giảm 50.000 việc làm trong năm nay
 Các nhà chức trách Mỹ hiện vẫn chưa loại trừ khả năng phải buộc GM và Chrysler phá sản - Ảnh: Reuters.
Các nhà chức trách Mỹ hiện vẫn chưa loại trừ khả năng phải buộc GM và Chrysler phá sản - Ảnh: Reuters.
Hai hãng sản xuất ôtô hàng đầu của Mỹ là General Motors (GM) và Chrysler vừa đề nghị chính phủ nước này cho vay thêm 21,6 tỷ USD và dự kiến cắt giảm thêm tổng số 50.000 việc làm trong năm nay.

Theo nội dung của kế hoạch tái cơ cấu gửi lên Chính phủ Mỹ ngày 17/2, GM xin vay thêm 16,6 tỷ USD và cho biết, trong năm 2009, hãng sẽ cắt giảm 47.000 việc làm trong tổng số 244.000 công nhân hiện nay của hãng trên phạm vi toàn thế giới.

Cũng theo nội dung của kế hoạch cải tổ trên, GM sẽ đóng cửa thêm 5 nhà máy tại Bắc Mỹ trong thời gian từ nay tới năm 2012, đưa số nhà máy của hãng tại khu vực này về 33 nhà máy.

Đồng thời GM cũng sẽ giảm số thương hiệu xe của hãng xuống một nửa, với chỉ 4 thương hiệu Chevrolet, Cadillac, GMC và Buick. Trong đó, hãng sẽ bán lại hoặc đóng cửa bộ phận sản xuất xe Hummer trước tháng 4 tới.

Ngoài ra, GM sẽ giảm thêm 30% lương của 4 quan chức cao cấp nhất của tập đoàn, trong đó có CEO Rick Wagoner -  người hiện đang chấp nhận mức lương 1 USD/năm.

Về phần mình, hãng Chrysler xin Chính phủ cho vay thêm 5 tỷ USD và dự kiến sẽ cắt giảm 3.000 việc làm.

Kế hoạch cải tổ được nộp lên Chính phủ Mỹ vừa đúng hạn chót này là một trong số những điều kiện để GM và Chrysler không bị Chính phủ thu hồi số tiền vay 17,4 tỷ USD cam kết hồi cuối năm 2008. Hiện GM đã vay 13,4 tỷ USD và Chrysler đã được cấp 4 tỷ USD từ khoản này.

Ngoài ra, bộ phận tài chính của hai hãng này đều đã nhận được sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Mỹ, trong đó GMAC nhận 6 tỷ USD và Chrysler Financial nhận 1,5 tỷ USD.

Hai hãng xe còn thời gian từ nay tới hết tháng 3 để chứng minh cho các nhà chức trách thấy, họ có thể cải tổ lại doanh nghiệp để làm ăn có lãi. Nếu làm được điều này, họ mới không phải đối mặt với nguy cơ thu hồi vốn vay và mới có cơ hội được vay thêm tiền.

Các nhà chức trách Mỹ hiện vẫn chưa loại trừ khả năng phải buộc GM và Chrysler phá sản. Tuy nhiên, hai hãng xe này kiên quyết phản đối ý tưởng trên. GM khẳng định đã cân nhắc ba kịch bản phá sản, nhưng kịch bản nào cũng tốn kém hơn việc Chính phủ Mỹ chi tiền cứu họ. GM cho biết, nếu họ phá sản, mức thiệt hại có thể lên tới 100 tỷ USD.

Hãng cho hay, hiện hãng cần thêm ít nhất 9,1 tỷ USD để hoàn tất việc tái cơ cấu và số tiền này có thể tăng lên mức 16,6 tỷ USD nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi.

Như nhiều hãng xe hơi lớn khác trên thế giới, GM và Chrysler đang đối mặt với một trong những thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử.

Thị trường xe hơi Mỹ tháng 1 vừa qua chứng kiến mức doanh số u ám nhất trong vòng gần 30 năm trở lại đây. Trong tháng 1, doanh số của GM sụt 49%, còn doanh số của Chrysler lao dốc 55% so với cùng kỳ năm trước.

(Theo Bloomberg, NYT)

Tin mới

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.
Taxi điện ở Việt Nam: Xu hướng tất yếu trong kinh doanh vận tải

Taxi điện ở Việt Nam: Xu hướng tất yếu trong kinh doanh vận tải

Kể từ khi thuật ngữ “xe điện” được đề cập, nhiều người đã nghĩ ngay đến viễn cảnh những chiếc taxi chở khách hàng ngày cũng sử dụng năng lượng điện, thậm chí có khả năng tự lái như trong phim viễn tưởng. Điều đó đang dần trở thành hiện thực ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, hiện taxi điện đã bước đầu có những bước tiến để bắt kịp xu thế của thế giới. Mặc dù đã có chủ trương nhưng các doanh nghiệp taxi truyền thống vẫn khá thận trọng trước loại hình dịch vụ mới và cũng đầy rủi ro này.
Ford dự kiến lỗ 3 tỷ USD cho mảng kinh doanh xe điện năm 2023

Ford dự kiến lỗ 3 tỷ USD cho mảng kinh doanh xe điện năm 2023

Hãng xe Mỹ vừa cho biết vào ngày 23/3 rằng hoạt động kinh doanh xe điện của họ đã lỗ 2,1 tỷ USD vào năm ngoái trên cơ sở hoạt động, khoản lỗ được bù đắp bằng 10 tỷ USD lợi nhuận hoạt động từ các sản phẩm chạy động cơ đốt trong.
Fed nâng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường ô tô như thế nào?

Fed nâng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường ô tô như thế nào?

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 22/3 đã chính thức thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%). Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 4,75-5%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2007. Quyết định mới nhất của Fed sẽ có tác động rất lớn tới lãi suất cho vay và tiết kiệm với người tiêu dùng như vay mua nhà, dùng thẻ tín dụng, đặc biệt vay mua xe ô tô tại thị trường lớn thứ 2 thế giới.