Cảnh sát giao thông xử lý hơn 950 ma men mỗi ngày trong tháng cao điểm

Khôi Nguyên
Từ 20/6 đến nay, sau một tháng thực hiện cao điểm kiểm tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT, trung bình một ngày lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện xử lý hơn 950 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 440 xe chở quá tải, cơi nới thành thùng.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: CSGT.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: CSGT.

Tính từ khi bắt đầu thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT (20/6) đến nay, lực lượng CSGT toàn quốc đã huy động 421.974 lượt cán bộ, chiến sỹ tổ chức tuần tra kiểm soát; đã phát hiện, xử lý 241.896 trường hợp vi phạm TTATGT; phạt tiền 374 tỷ 459 triệu đồng; tước 34.961 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn; tạm giữ 51.298 phương tiện các loại.

So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 29.250 t/h (+13,76%), tiền phạt tăng 170 tỷ 913 triệu đồng (+84%).

Trong đó, xử lý 28.578 người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn (xe tải 205 t/h; xe con 1.695 t/h; xe khách 38 t/h; xe container 08 t/h; xe mô tô 26.571 t/h…); phạt tiền 127 tỷ 052 triệu đồng; tạm giữ 28.578 phương tiện; tước GPLX 18.088 t/h. So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 22.088 t/h (+335%), tiền phạt tăng 99 tỷ 563 triệu đồng (+362%); so với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 10.383 t/h (+57,1%), tiền phạt tăng 48 tỷ 630 triệu đồng (+62%).

Đáng chú ý là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất chiếm 29,6% (8.471 t/h), không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn 382 t/h. Thời gian phát hiện các “ma men” nhiều nhất từ 18h-22h (17.703 t/h).

Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm cao: TP Hồ Chí Minh (4.260 t/h); Hà Nội (1.616 t/h); Bình Dương (1.251 t/h); Bắc Ninh (1.019 t/h); Bắc Giang (984 t/h); Quảng Ninh (828 t/h); Tây Ninh (761 t/h); Thừa Thiên Huế (734 t/h); Đắk Lắk (711 t/h); Phú Thọ (710 t/h); Gia Lai (680 t/h); Đồng Nai (632 t/h); Bình Phước (593 t/h)...

Lực lượng CSGT đã xử lý 13.210 t/h (lái xe 8.615 t/h; chủ phương tiện 4.595 t/h) phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe, chở hàng quá tải trọng, quá khổ; phạt tiền 64 tỷ 379 triệu đồng; tạm giữ 355 phương tiện; tước GPLX 5.386 t/h (trên các tuyến đường cao tốc đã xử lý 400 t/h, phạt tiền 1 tỷ 976 triệu đồng). Trong đó, xử lý 7.107 t/h chở hàng quá trọng tải (65,5%); 1.856 t/h quá khổ giới hạn (17,1%); 1.883 t/h tự ý cải tạo phương tiện (14,4%). Tháo, cắt thùng xe 3.600 t/h (tự giác tháo cắt: 2.736 t/h; cưỡng chế: 897 t/h).

So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 7.081 t/h (+116%), tiền phạt tăng 41 tỷ 038 triệu đồng (+176%); so với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 8.335 t/h (+171%), tiền phạt tăng 36 tỷ 193 triệu đồng (+128%).

Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm cao: Hà Nội (1.106 t/h); Thanh Hóa (983 t/h); Bắc Ninh (699 t/h); Phú Thọ (636 t/h); Nghệ An (496 t/h); TP Hồ Chí Minh (491 t/h); Bình Định (386 t/h); Bắc Giang (348 t/h); Quảng Bình (324 t/h); Bình Dương (305 t/h)...

Xử lý 25.201 t/h vi phạm về tốc độ (xe tải 2.662 t/h; xe con 10.241 t/h; xe khách 990 t/h; xe container 170 t/h; xe mô tô 11.053 t/h); phạt tiền 45 tỷ 194 triệu đồng; tạm giữ 875 phương tiện; tước 6.071 giấy phép lái xe. So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 5.538 t/h (+28,2%), tiền phạt tăng 18 tỷ 158 triệu đồng (+67,2%); so với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 1.095 t/h (-4,2%), tiền phạt tăng 2 tỷ 494 triệu đồng (+5,8%).

Lực lượng Cảnh sát đường thủy xử lý 4.472 t/h chở quá vạch mớn nước an toàn; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, PCCC: 102 t/h; vi phạm về đăng ký, đăng kiểm: 356 t/h. Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm cao: An Giang (1.189 t/h); Tiền Giang (702 t/h); Cần Thơ (583 t/h); Đồng Tháp (446 t/h); TP Hồ Chí Minh (319 t/h); Hà Nội (286 t/h); Bến Tre (218 t/h); Long An (207 t/h); ...

Đợt cao điểm này kết thúc vào 20/9, tuy nhiên tại hội nghị sơ kết công tác ATGT 6 tháng đầu năm 2022, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã nhấn mạnh, sau cao điểm lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì việc kiểm tra xử lý như thời gian cao điểm, các doanh nghiệp, chủ xe không nên có tư tưởng “chờ thời” đợi hết cao điểm thì hoạt động trở lại.

Tin mới

Thị trường Việt sắp đón thêm hai tân binh EV

Thị trường Việt sắp đón thêm hai tân binh EV

Tại Triển lãm Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025 diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, Hà Nội, thương hiệu ô tô Trung Quốc Bestune đã giới thiệu 2 mẫu xe thuần điện là NAT và Xiaoma lần đầu tiên.
“Cảnh báo đỏ” của Tesla với Elon Musk

“Cảnh báo đỏ” của Tesla với Elon Musk

Nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới đã có báo cáo mức giảm mạnh trong thu nhập hàng quý vừa qua, sau khi thương hiệu của họ chịu thiệt hại do vai trò của giám đốc điều hành Elon Musk tập trung vào công việc trong chính quyền của Tổng thống Trump.
Mỹ cân nhắc nới lỏng thuế quan cho ngành công nghiệp ô tô

Mỹ cân nhắc nới lỏng thuế quan cho ngành công nghiệp ô tô

Chính quyền của Tổng thống Trump được cho đang cân nhắc việc giảm một số loại thuế quan nhắm vào ngành công nghiệp ô tô. Trước đó, các giám đốc điều hành của các hãng sản xuất ô tô đã cảnh báo thuế quan sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào lợi nhuận và việc làm.
Thị trường xe hybrid Việt sôi động nhờ tăng cung và chính sách mới

Thị trường xe hybrid Việt sôi động nhờ tăng cung và chính sách mới

Trong xu thế xanh hoá, bên cạnh xe điện, thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang nổi lên trong thời gian gần đây tạo thành một hiện tượng mới. Nguồn cung ở mảng xe hybrid cũng ngày càng tăng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, những chính sách mới cũng đang được xem xét để hỗ trợ phát triển thị phần xe hybrid. Tất cả những điều này hứa hẹn sẽ thúc đẩy thị phần xe hybrid tại Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều biến động.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ lùi bước trên con đường phát triển xe điện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ lùi bước trên con đường phát triển xe điện?

Ngành công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn chuyển đổi hỗn loạn và khó khăn, chuyển từ lịch sử 100 năm của đốt trong sang xe điện chạy bằng pin sạch hơn và hiệu quả hơn. Ngành công nghiệp ô tô của Mỹ phải đưa ra lựa chọn quan trọng là tiếp tục phát triển công nghệ BEV mới hoặc bị phần còn lại của thế giới bỏ lại phía sau và dần sụp đổ.