CEO của General Motors bị buộc từ chức

Kiều Oanh
Giám đốc điều hành của hãng xe lớn nhất nước Mỹ vừa bị buộc phải thôi chức do áp lực từ phía Chính phủ
Nắm giữ vị trí giám đốc điều hành (CEO) của GM từ năm 2000, ông Rick Wagoner sẽ từ chức trong bối cảnh toàn ngành công nghiệp ôtô thế giới đang phải đương đầu khủng hoảng, với doanh số của gần như mọi hãng xe sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nắm giữ vị trí giám đốc điều hành (CEO) của GM từ năm 2000, ông Rick Wagoner sẽ từ chức trong bối cảnh toàn ngành công nghiệp ôtô thế giới đang phải đương đầu khủng hoảng, với doanh số của gần như mọi hãng xe sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giám đốc điều hành của hãng xe lớn nhất nước Mỹ vừa bị buộc phải thôi chức do áp lực từ phía Chính phủ.

Đồng thời, các nhà chức trách Mỹ đang chuẩn bị công bố một đợt giải cứu mới dành cho General Motors (GM) và hãng Chrysler trong ngày 30/3 này.

Nắm giữ vị trí giám đốc điều hành (CEO) của GM từ năm 2000, ông Rick Wagoner sẽ từ chức trong bối cảnh toàn ngành công nghiệp ôtô thế giới đang phải đương đầu khủng hoảng, với doanh số của gần như mọi hãng xe sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Không chỉ GM có nguy cơ đổ vỡ, nhiều nhà cung cấp và phân phối của hãng cũng đang đứng bên bờ vực phá sản.

Hiện tại GM vẫn chưa có tuyên bố gì về vụ từ chức của ông Wagoner, vì quyết định này vẫn chưa được công bố chính thức. Nhưng một quan chức giấu tên của Nhà Trắng cho biết, việc ông Wagoner từ chức là do yêu cầu của chính quyền Obama.

“Ông Wagoner đã nhận được yêu cầu từ chức như một đề xuất chính trị, mặc dù ông đã lãnh đạo quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn của GM tính tới thời điểm này”, Hạ nghị sỹ Cộng hòa Thaddeus McCotter của bang Michigan, đồng thời là một thành viên của Ủy ban Tài chính Hạ viện cho hay.

Trước đó, trong ngày 29/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, GM và Chrysler đã không nỗ lực tới mức đủ để cứu bản thân sau khi nhận được 17,4 tỷ USD tiền giải cứu từ phía Chính phủ vào tháng 12 năm ngoái. “Họ vẫn chưa đạt được điều cần có”, ông Obama phát biểu trên kênh truyền hình CBS.

Tới thời điểm này, GM và Chrysler đã sử dụng phần lớn số tiền giải cứu nói trên và đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản nếu Chính phủ Mỹ không có động thái giải cứu mới. GM đang xin Chính phủ Mỹ cấp thêm 16 tỷ USD vay thêm, còn Chrysler đề nghị vay thêm 5 tỷ USD.

Thứ Sáu vừa rồi (27/3), ông Wagoner đã có mặt ở Washington để gặp gỡ với các quan chức Nhà Trắng phụ trách việc cải tổ ngành công nghiệp xe hơi. Dự kiến, ông Obama sẽ công bố những khuyến nghị của nhóm quan chức này trong ngày 30/3 này.

Tuần trước, chính ông Obama đã đưa ra nhận định rằng những sai lầm trong quản lý kéo dài nhiều năm trời là một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng tài chính bi đát hiện nay của ngành này.

Từ năm 2005 tới nay, GM đã thua lỗ tổng cộng khoảng 82 tỷ USD. So với thời điểm Wagoner nhậm chức CEO tại GM tới nay, hãng xe này hiện đã đánh mất 95% giá trị thị trường.

“Chúng tôi đã lo ngại Chính phủ sẽ buộc một số quan chức của các hãng xe nhận cứu trợ phải từ chức. Nhưng không biết liệu việc này có giúp GM mạnh lên như ông Obama muốn hay không”, Giám đốc Rebecca Lindland của hãng nghiên cứu IHS Global Insight nhận xét.

Hiện thời chưa có thông tin về thời điểm chính thức thôi chức của ông Wagoner hay ai sẽ là người thay thế ông ở vị trí lãnh đạo GM. Tuy nhiên, giới phân tích dự báo, Giám đốc hoạt động của GM, ông Fritz Henderson, được xem là một ứng cử viên sáng giá cho việc kế nhiệm ông Wagoner.

Về phần mình, hãng Chrysler đang trong quá trình thúc đẩy để đi tới một thỏa thuận hợp tác với hãng xe Fiat của Italy. Chrysler cho hay, họ đang khẩn cấp cần thêm vốn cứu trợ ở đầu tuần này để tránh một cuộc khủng hoảng tiền mặt.

Chính phủ Mỹ cho biết, họ không muốn để GM và Chrysler rơi vào cảnh phá sản. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, đây có thể là cách duy nhất để thực sự cải tổ hai hãng xe này. Trong khi đó, “người hàng xóm” Ford của GM và Chrysler hiện vẫn chưa có ý định xin Chính phủ giúp đỡ.

Không chỉ có Wagoner từ chức, ngày 29/3 còn có một quan chức khác của ngành công nghiệp xe hơi mấtviệc. Hội đồng Quản trị của hãng ô tô Pháp Peugeout Citroen vừa tuyên bố đã sa thải CEO Christian Streiff. Tháng trước, hãng Peugeout lỗ ròng 460 triệu USD và dự báo sẽ còn ở trong tình trạng thua lỗ tới tận năm 2010.

(Theo Reuters, Bloomberg)

Tin mới

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

Cuộc cách mạng “xanh” hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như đang chia thành hai nhánh phát triển có tính khả thi nhất hiện nay, một là xe thuần điện, hai là xe Hybrid. Trong giai đoạn đầu, đa số các hãng ô tô đều tâm niệm rằng xe thuần điện mới là “chân ái” và họ bước vào một cuộc chạy đua đầy cam go, khốc liệt. Nhiều người từng cho rằng, xe Hybrid chỉ là giải pháp chuyển giao và sẽ sớm bị quên lãng. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, một số hãng ô tô lại bắt đầu “bẻ lái” sang tập trung phát triển xe Hybrid, khiến cuộc so kè giữa hai dòng xe này đang ngày càng trở nên cân bằng.
Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Mặc dù sử dụng nhiều phương án hoạt động vận động hành lang nhằm chia rẽ các nước trong khối EU để chặn thuế quan EV mới nhưng EU vẫn áp mức thuế rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng tìm phương án để làm suy yếu EU.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.