Có thể tịch thu xe ngoại giao sử dụng không đúng mục đích

An Nhi
Bộ Tài chính đề xuất phương án tịch thu đối với ôtô, xe 2-3 bánh gắn máy ngoại giao sử dụng không đúng mục đích
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành liên quan xin ý kiến tham gia xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc xử lý đối với ôtô, xe 2-3 bánh gắn máy ngoại giao.

Tại bản dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất phương án xử lý đối với phương tiện phục vụ nhu cầu công tác, sinh hoạt của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam sử dụng không đúng mục đích kể từ năm 1988 đến nay.

Trong đó, đối tượng thực hiện thủ tục chuyển nhượng, kê khai, nộp thuế là tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe nhập khẩu từ năm 1988 tới nay của các đối tượng ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam đã kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng kê khai nộp thuế sẽ phải tiến hành kê khai và nộp thuế theo đúng quy định.

Căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm kê khai, trong đó không phân biệt xe nhập khẩu ban đầu là xe mới hay xe đã qua sử dụng, áp dụng theo mức thuế suất của ô tô mới tại thời điểm kê khai, tính thuế, nộp thuế; trị giá tính thuế từ 5%-90% được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của xe ôtô tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai nhập khẩu đến thời điểm kê khai tính thuế.

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, nếu quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định của Thủ tướng có hiệu lực thi hành người mua xe không thực hiện thủ tục chuyển nhượng, kê khai, nộp thuế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phát hiện, thông báo kịp thời và chuyển giao hồ sơ, tang vật, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tịch thu xe đối với các trường hợp xe ôtô đã tạm nhập khẩu miễn thuế nhưng chuyển nhượng trái quy định của pháp luật Việt Nam.

Tin mới

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.