Có tiền, chưa chắc có xe
Đầu năm mới này, việc một số hãng xe “cháy” hàng đã khiến hiện tượng phải trả thêm “phần mềm” lại xuất hiện
Khái niệm phải cộng thêm “phần mềm” ngoài hoá đơn đối với người mua ôtô trong nước 2 năm nay không còn nữa.
Khách hàng đi mua xe đều được các đại lý chăm sóc rất kỹ và các đại lý này đều “ngấm ngầm” cạnh tranh nhau, kéo khách về với mình bằng những mức giá rẻ hơn hẳn so với giá niêm yết.
Nhưng đầu năm mới này, việc một số hãng xe “cháy” hàng đã khiến hiện tượng phải trả thêm “phần mềm” lại xuất hiện, các đại lý tranh giành nhau suất mua xe trước Tết khiến thị trường ôtô đang “nóng” hơn nhiều so với dự kiến của các hãng xe hơi.
Anh Nguyễn Đức Hiệp, hiện công tác ở Công ty Viễn thông Điện lực (EVN), sau 3 tháng đầu tư cổ phiếu bỗng chốc thu lãi ròng 700 triệu đồng. Gần như ngay lập tức, anh Hiệp mang thẳng số tiền đó ra đại lý Toyota Mỹ Đình để biến “ước mơ” từ lâu của mình thành hiện thực, đó là sở hữu một chiếc Camry 2.4G đời 2007.
Muốn có xe đi Tết, phải trả thêm!
Nhưng mọi việc lại không đơn giản như vậy, tuy xe vẫn bày trước mắt, nhưng đại lý vẫn xin lỗi anh Hiệp vì đã hết xe, khách hàng phải chịu khó “nhịn” qua Tết.
Bao giờ cũng vậy, “cái khó ló cái khôn”, nếu khách muốn nhận xe ngay thì phải chấp nhận “nạp thêm tý phần mềm” khoảng 3.000 USD để đại lý tính toán, thương lượng với những người đã đặt Camry 2007 từ trước xem họ có chấp nhận để lại hay không.
Không chấp nhận khoản chi vô lý đó, anh Hiệp quay ra lựa chọn xe Altis 1.8G. Tưởng như tình hình khả quan hơn nhưng cũng không khác là mấy, nếu khách hàng muốn nhận xe trước Tết cũng phải có một chút “lộc” ngoài hoá đơn có trị giá khoảng 1.000 USD.
Khó hiểu với cách bán hàng như kiểu “phe vé chợ đen” như vậy, anh Hiệp quyết định chuyển hướng sang mua Honda Civic 2.0 tại Tây Hồ và đã nhận được xe sau 2 ngày với đúng gía niêm yết 605 triệu đồng cùng một loạt quà khuyến mại như điện thoại 8800, bảo hiểm vàng 1 năm cho xe ôtô...
Không chỉ có các đại lý của Toyota đang quá nóng trong thời gian trước Tết mà chúng tôi còn ghi nhận được sự căng thẳng khi tranh giành, mua bán suất mua xe ở các đại lý của GM Daewoo và Mitshubishi.
Đại lý GM Daewoo với những mẫu Lacetti, Matiz Colour, đặc biệt là mẫu Captiva LT đang rất ăn khách, khách hàng giờ đây đến showroom không còn để ngắm nữa mà xin làm hợp đồng mua ngay nhưng đều nhận được câu trả lời là đã hết xe, muốn nhận xe phải đợi qua Tết, phải liên hệ các đại lý phía Nam...
Tóm lại là các đại lý của GM Daewoo đều đưa ra nhiều lý do và tỏ ra hết sức khó khăn, không thể phục vụ khách hàng khi hỏi tới Captiva. Nhưng mọi việc lại trở nên hết sức dễ dàng và bạn có thể nhận được Captiva trước Tết nếu chấp nhận một điều khoản đơn giản ngoài hợp đồng đó là nộp tiền chênh lệch bên ngoài cho đại lý từ 16-20 triệu đồng.
Cũng giống như các đại lý ôtô khác, nhân viên bán hàng đều nói khoản chênh lệch đó dùng để điều đình với những chủ hợp đồng đã ký từ trước.
Mitshubishi với 2 mẫu đang được thị trường rất quan tâm, đó là Gala 1.6 và Jolie SS. Cũng chính vì giá thành hợp lý mà 2 sản phẩm này cũng đang gây “sốt” với người tiêu dùng. Rất nhiều khách hàng than phiền rằng thời gian cuối năm không thể tìm đâu ra đựoc một chiếc Gala 1.6 vì đã hết hàng.
Với Jolie thì khác, nhiều xe vẫn đang được đưa về các đại lý nhưng khi hỏi mua thì đại lý chỉ nói đó là xe trả nợ cho khách đã ký hợp đồng.
Nhưng có một thực tế, đó là trong 3 tháng qua đã có không ít đại lý của Mishubishi đã kết hợp với giới buôn xe bên ngoài, thậm chí đi vay “nóng” ngân hàng để “gom” số lượng lớn Jolie SS trong đợt khuyến mại (lúc đó xe được bán ra khoảng 18.200 USD) và bây giờ chính là thời điểm đưa xe ra thị trường để bán hơn 21.000 USD.
Cách bán hàng và sản xuất cần hợp lý hơn
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô (VAMA) chưa tổng kết được số lượng xe bán ra trong tháng 1/2007, nhưng ước tính số lượng xe bán ra đã tăng gấp đôi so với các tháng trong năm.
Khi tình hình cuối năm lượng xe bán ra đột ngột tăng mạnh (điều này có trong quy luật bán hàng ôtô) thì các hãng xe chỉ còn biết tiếc đứt ruột vì không sản xuất kịp. Điều này trái với tính toán của các nhà sản xuất, sự rụt rè và cẩn thận đã lấy đi của các hãng ôtô rất nhiều...
Nếu như các hãng sản xuất ôtô biết rằng uy tín của mình cũng bị giảm sút khi việc mua bán lại hợp đồng mua ôtô, kiếm lời trên chính những sản phẩm của mình ngay từ khi chưa xuất xưởng của các đại lý, thì chắc rằng lãnh đạo của các hãng xe này đã xây dựng một kế hoạch sản xuất khác phù hợp hơn.
Việc thành công trong kinh doanh như vậy thì ít ai có thể hình dung được, nên việc diễn ra cảnh cung không đủ cầu cũng có thể thông cảm. Nhưng để xảy ra việc Captiva “cháy” hàng thì người tiêu dùng lại đang nghiêng về yếu tố nhà sản xuất chưa chuẩn bị tốt, chưa có kế hoạch sản xuất và bán hàng lâu dài và chặt chẽ đối với loại xe mới này.
Trong quảng cáo cách đây vài tháng thì hãng giới thiệu cả xe Captiva số tự động (AT), nhưng trên thực tế tại Hà Nội hiện chỉ có 3 chiếc được trang bị hộp số này còn những chiếc Captiva AT chỉ có thể “ra lò” hàng loạt vào trung tuần tháng 3/2007.
Đối với loại Captiva LT (như đã nói ở trên) thì đã rõ, do không kịp giao hàng vì số lượng sản xuất có hạn chế nên người tiêu dùng dù có yêu thích model này thế nào đi nữa cũng đành phải có lựa chọn khác nếu muốn có xe đi trước Tết.
Anh Phạm Ngọc Tuấn, hiện đang công tác tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp (Bộ Công nghiệp) cho biết: “Trên thực tế, tôi đã phải đặt tiền và ký hợp đồng từ đầu tháng 11/2006 nhưng ngày 26/1/2007 mới được giao xe. Để sở hữu xe Captiva trong đợt đầu tiên này, tôi cũng phải chờ đợi gần 3 tháng. Tôi cho rằng hãng xe đã đưa sản phẩm này hơi vội vàng, nếu không nói là chín ép, vì có tới 60% khách hàng như tôi rất muốn mua Captiva AT - số tự động. Khi hãng chưa chuẩn bị kỹ thì cũng không nên cố đưa ra thị trường làm gì vì nó sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp của sản phẩm”.
Khách hàng đi mua xe đều được các đại lý chăm sóc rất kỹ và các đại lý này đều “ngấm ngầm” cạnh tranh nhau, kéo khách về với mình bằng những mức giá rẻ hơn hẳn so với giá niêm yết.
Nhưng đầu năm mới này, việc một số hãng xe “cháy” hàng đã khiến hiện tượng phải trả thêm “phần mềm” lại xuất hiện, các đại lý tranh giành nhau suất mua xe trước Tết khiến thị trường ôtô đang “nóng” hơn nhiều so với dự kiến của các hãng xe hơi.
Anh Nguyễn Đức Hiệp, hiện công tác ở Công ty Viễn thông Điện lực (EVN), sau 3 tháng đầu tư cổ phiếu bỗng chốc thu lãi ròng 700 triệu đồng. Gần như ngay lập tức, anh Hiệp mang thẳng số tiền đó ra đại lý Toyota Mỹ Đình để biến “ước mơ” từ lâu của mình thành hiện thực, đó là sở hữu một chiếc Camry 2.4G đời 2007.
Muốn có xe đi Tết, phải trả thêm!
Nhưng mọi việc lại không đơn giản như vậy, tuy xe vẫn bày trước mắt, nhưng đại lý vẫn xin lỗi anh Hiệp vì đã hết xe, khách hàng phải chịu khó “nhịn” qua Tết.
Bao giờ cũng vậy, “cái khó ló cái khôn”, nếu khách muốn nhận xe ngay thì phải chấp nhận “nạp thêm tý phần mềm” khoảng 3.000 USD để đại lý tính toán, thương lượng với những người đã đặt Camry 2007 từ trước xem họ có chấp nhận để lại hay không.
Không chấp nhận khoản chi vô lý đó, anh Hiệp quay ra lựa chọn xe Altis 1.8G. Tưởng như tình hình khả quan hơn nhưng cũng không khác là mấy, nếu khách hàng muốn nhận xe trước Tết cũng phải có một chút “lộc” ngoài hoá đơn có trị giá khoảng 1.000 USD.
Khó hiểu với cách bán hàng như kiểu “phe vé chợ đen” như vậy, anh Hiệp quyết định chuyển hướng sang mua Honda Civic 2.0 tại Tây Hồ và đã nhận được xe sau 2 ngày với đúng gía niêm yết 605 triệu đồng cùng một loạt quà khuyến mại như điện thoại 8800, bảo hiểm vàng 1 năm cho xe ôtô...
Không chỉ có các đại lý của Toyota đang quá nóng trong thời gian trước Tết mà chúng tôi còn ghi nhận được sự căng thẳng khi tranh giành, mua bán suất mua xe ở các đại lý của GM Daewoo và Mitshubishi.
Đại lý GM Daewoo với những mẫu Lacetti, Matiz Colour, đặc biệt là mẫu Captiva LT đang rất ăn khách, khách hàng giờ đây đến showroom không còn để ngắm nữa mà xin làm hợp đồng mua ngay nhưng đều nhận được câu trả lời là đã hết xe, muốn nhận xe phải đợi qua Tết, phải liên hệ các đại lý phía Nam...
Tóm lại là các đại lý của GM Daewoo đều đưa ra nhiều lý do và tỏ ra hết sức khó khăn, không thể phục vụ khách hàng khi hỏi tới Captiva. Nhưng mọi việc lại trở nên hết sức dễ dàng và bạn có thể nhận được Captiva trước Tết nếu chấp nhận một điều khoản đơn giản ngoài hợp đồng đó là nộp tiền chênh lệch bên ngoài cho đại lý từ 16-20 triệu đồng.
Cũng giống như các đại lý ôtô khác, nhân viên bán hàng đều nói khoản chênh lệch đó dùng để điều đình với những chủ hợp đồng đã ký từ trước.
Mitshubishi với 2 mẫu đang được thị trường rất quan tâm, đó là Gala 1.6 và Jolie SS. Cũng chính vì giá thành hợp lý mà 2 sản phẩm này cũng đang gây “sốt” với người tiêu dùng. Rất nhiều khách hàng than phiền rằng thời gian cuối năm không thể tìm đâu ra đựoc một chiếc Gala 1.6 vì đã hết hàng.
Với Jolie thì khác, nhiều xe vẫn đang được đưa về các đại lý nhưng khi hỏi mua thì đại lý chỉ nói đó là xe trả nợ cho khách đã ký hợp đồng.
Nhưng có một thực tế, đó là trong 3 tháng qua đã có không ít đại lý của Mishubishi đã kết hợp với giới buôn xe bên ngoài, thậm chí đi vay “nóng” ngân hàng để “gom” số lượng lớn Jolie SS trong đợt khuyến mại (lúc đó xe được bán ra khoảng 18.200 USD) và bây giờ chính là thời điểm đưa xe ra thị trường để bán hơn 21.000 USD.
Cách bán hàng và sản xuất cần hợp lý hơn
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô (VAMA) chưa tổng kết được số lượng xe bán ra trong tháng 1/2007, nhưng ước tính số lượng xe bán ra đã tăng gấp đôi so với các tháng trong năm.
Khi tình hình cuối năm lượng xe bán ra đột ngột tăng mạnh (điều này có trong quy luật bán hàng ôtô) thì các hãng xe chỉ còn biết tiếc đứt ruột vì không sản xuất kịp. Điều này trái với tính toán của các nhà sản xuất, sự rụt rè và cẩn thận đã lấy đi của các hãng ôtô rất nhiều...
Nếu như các hãng sản xuất ôtô biết rằng uy tín của mình cũng bị giảm sút khi việc mua bán lại hợp đồng mua ôtô, kiếm lời trên chính những sản phẩm của mình ngay từ khi chưa xuất xưởng của các đại lý, thì chắc rằng lãnh đạo của các hãng xe này đã xây dựng một kế hoạch sản xuất khác phù hợp hơn.
Việc thành công trong kinh doanh như vậy thì ít ai có thể hình dung được, nên việc diễn ra cảnh cung không đủ cầu cũng có thể thông cảm. Nhưng để xảy ra việc Captiva “cháy” hàng thì người tiêu dùng lại đang nghiêng về yếu tố nhà sản xuất chưa chuẩn bị tốt, chưa có kế hoạch sản xuất và bán hàng lâu dài và chặt chẽ đối với loại xe mới này.
Trong quảng cáo cách đây vài tháng thì hãng giới thiệu cả xe Captiva số tự động (AT), nhưng trên thực tế tại Hà Nội hiện chỉ có 3 chiếc được trang bị hộp số này còn những chiếc Captiva AT chỉ có thể “ra lò” hàng loạt vào trung tuần tháng 3/2007.
Đối với loại Captiva LT (như đã nói ở trên) thì đã rõ, do không kịp giao hàng vì số lượng sản xuất có hạn chế nên người tiêu dùng dù có yêu thích model này thế nào đi nữa cũng đành phải có lựa chọn khác nếu muốn có xe đi trước Tết.
Anh Phạm Ngọc Tuấn, hiện đang công tác tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp (Bộ Công nghiệp) cho biết: “Trên thực tế, tôi đã phải đặt tiền và ký hợp đồng từ đầu tháng 11/2006 nhưng ngày 26/1/2007 mới được giao xe. Để sở hữu xe Captiva trong đợt đầu tiên này, tôi cũng phải chờ đợi gần 3 tháng. Tôi cho rằng hãng xe đã đưa sản phẩm này hơi vội vàng, nếu không nói là chín ép, vì có tới 60% khách hàng như tôi rất muốn mua Captiva AT - số tự động. Khi hãng chưa chuẩn bị kỹ thì cũng không nên cố đưa ra thị trường làm gì vì nó sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp của sản phẩm”.