Công nghiệp phụ trợ ôtô: Hà Nội tham vọng thành trung tâm
Thành phố Hà Nội đang đặt quyết tâm trở thành một trung tâm công nghiệp phụ trợ ôtô của cả nước

Thành phố Hà Nội đang đặt quyết tâm trở thành một trung tâm công nghiệp phụ trợ ôtô của cả nước.
Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tổ chức hội nghị xúc tiến phát triển công nghiệp phụ trợ ôtô tại Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), nhằm tỏ rõ quyết tâm này.
Cụ thể, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2010, các doanh nghiệp phụ trợ sẽ cung cấp đủ các loại linh kiện, phụ tùng để đạt được tỷ lệ nội địa hóa 65% cho các loại xe tải, xe khách và 15% cho các loại xe du lịch. Đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 75-85% đối với xe tải, xe khách và 30% đối với xe du lịch.
Nhiều yếu kém
Theo Sở Công Thương, thành phố Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành trung tâm công nghiệp phụ trợ ôtô với những điều kiện sẵn có của mình.
Thống kê của Sở Công Thương cho biết hiện trên địa bàn Hà Nội đang có 16 doanh nghiệp sản xất, lắp ráp ôtô chủ yếu là các loại xe tải và xe khách. Đây chính là một trong những điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp khác tham gia cung cấp linh kiện, phụ tùng.
Bên cạnh đó, khảo sát thực tế cũng cho thấy trên địa bàn thành phố cũng đang có nhiều doanh nghiệp và cơ sở chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô với các loại sản phẩm chủ yếu như gương, kính, ghế, dây điện, săm lốp, ắc quy, các chi tiết nhựa…
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp phụ trợ ôtô (kể cả các ngành khác như điện, điện tử…) của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn quá nhỏ bé và yếu kém. Trên thực tế, lượng doanh nghiệp phụ trợ còn quá ít ỏi và chủng loại sản phẩm còn quá nghèo nàn, chưa kể nhiều loại sản phẩm chưa đủ chất lượng và chưa đủ đồng đều để có thể tham gia vào chuỗi công nghiệp ôtô.
Trước đây, trong các cuộc hội thảo, hội nghị về công nghiệp ôtô, GS.TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương), đã nhiều lần cho rằng một trong những yếu kém lớn nhất của doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam là chưa làm ra được những sản phẩm đủ chất lượng và nhất là chưa có được sự đồng đều ngay trên một loại sản phẩm. Trong khi đó, yêu cầu của các hãng ôtô là tất cả các sản phẩm phải đủ điều kiện một nghìn như một.
“Trò chuyện với tôi, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã phàn nàn rằng họ rất thất vọng khi trong mấy năm trời tham gia trên dưới 10 cuộc triển lãm về công nghiệp phụ trợ mà không mua nổi một sản phẩm nào, không ký được một hợp đồng nào. Lý do là hầu hết doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam không đủ sức cung cấp lượng linh kiện, phụ tùng lớn trong khi chất lượng của từng loại sản phẩm cũng không đều”, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki, kể chuyện khi ông sang Nhật Bản xúc tiến hợp tác với các doanh nghiệp ôtô nước này.
Cần nhiều ưu đãi
Với thực tế như vậy, đại diện nhiều doanh nghiệp ôtô Hà Nội cho rằng để có thể phát triển công nghiệp phụ trợ, các cơ quan Nhà nước cần có những sự trợ giúp hiệu quả và thiết thực.
Ông Bùi Ngọc Huyên nêu quan điểm rằng công nghiệp ôtô là một ngành công nghệ cao nên Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi nhất định, có thể là ưu đãi thuế, mặt bằng sản xuất hay hỗ trợ nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại…
“Ở nhiều quốc gia khác, công nghiệp ôtô được coi là lĩnh vực sản xuất công nghệ cao nên đã được ưu đãi nhiều để phát triển. Ví dụ như Trung Quốc, từ lâu nước này đã coi công nghiệp ôtô là ngành sản xuất công nghệ cao nên ưu đãi lớn mới được như ngày nay.”, ông Huyên nói.
Còn theo ông Nguyễn Cảnh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Trà (doanh nghiệp chuyên lắp ráp các loại xe tải Faw – PV), hiện các doanh nghiệp ôtô Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xúc tiến thương mại. Do đó, để các doanh nghiệp tìm được đối tác thích hợp, các cơ quan Nhà nước như Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư… nên tổ chức định kỳ nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để từ đó các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm và tăng cường hợp tác.
Theo quan điểm nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam vốn có rất nhiều thế mạnh trong lĩnh vực gia công cơ khí nên hoàn toàn có thể phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, thậm chí có thể trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu công nghiệp phụ trợ. Do vậy, những chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp phụ trợ là đặc biệt cần thiết.
Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tổ chức hội nghị xúc tiến phát triển công nghiệp phụ trợ ôtô tại Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), nhằm tỏ rõ quyết tâm này.
Cụ thể, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2010, các doanh nghiệp phụ trợ sẽ cung cấp đủ các loại linh kiện, phụ tùng để đạt được tỷ lệ nội địa hóa 65% cho các loại xe tải, xe khách và 15% cho các loại xe du lịch. Đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 75-85% đối với xe tải, xe khách và 30% đối với xe du lịch.
Nhiều yếu kém
Theo Sở Công Thương, thành phố Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành trung tâm công nghiệp phụ trợ ôtô với những điều kiện sẵn có của mình.
Thống kê của Sở Công Thương cho biết hiện trên địa bàn Hà Nội đang có 16 doanh nghiệp sản xất, lắp ráp ôtô chủ yếu là các loại xe tải và xe khách. Đây chính là một trong những điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp khác tham gia cung cấp linh kiện, phụ tùng.
Bên cạnh đó, khảo sát thực tế cũng cho thấy trên địa bàn thành phố cũng đang có nhiều doanh nghiệp và cơ sở chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô với các loại sản phẩm chủ yếu như gương, kính, ghế, dây điện, săm lốp, ắc quy, các chi tiết nhựa…
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp phụ trợ ôtô (kể cả các ngành khác như điện, điện tử…) của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn quá nhỏ bé và yếu kém. Trên thực tế, lượng doanh nghiệp phụ trợ còn quá ít ỏi và chủng loại sản phẩm còn quá nghèo nàn, chưa kể nhiều loại sản phẩm chưa đủ chất lượng và chưa đủ đồng đều để có thể tham gia vào chuỗi công nghiệp ôtô.
Trước đây, trong các cuộc hội thảo, hội nghị về công nghiệp ôtô, GS.TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương), đã nhiều lần cho rằng một trong những yếu kém lớn nhất của doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam là chưa làm ra được những sản phẩm đủ chất lượng và nhất là chưa có được sự đồng đều ngay trên một loại sản phẩm. Trong khi đó, yêu cầu của các hãng ôtô là tất cả các sản phẩm phải đủ điều kiện một nghìn như một.
“Trò chuyện với tôi, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã phàn nàn rằng họ rất thất vọng khi trong mấy năm trời tham gia trên dưới 10 cuộc triển lãm về công nghiệp phụ trợ mà không mua nổi một sản phẩm nào, không ký được một hợp đồng nào. Lý do là hầu hết doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam không đủ sức cung cấp lượng linh kiện, phụ tùng lớn trong khi chất lượng của từng loại sản phẩm cũng không đều”, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki, kể chuyện khi ông sang Nhật Bản xúc tiến hợp tác với các doanh nghiệp ôtô nước này.
Cần nhiều ưu đãi
Với thực tế như vậy, đại diện nhiều doanh nghiệp ôtô Hà Nội cho rằng để có thể phát triển công nghiệp phụ trợ, các cơ quan Nhà nước cần có những sự trợ giúp hiệu quả và thiết thực.
Ông Bùi Ngọc Huyên nêu quan điểm rằng công nghiệp ôtô là một ngành công nghệ cao nên Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi nhất định, có thể là ưu đãi thuế, mặt bằng sản xuất hay hỗ trợ nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại…
“Ở nhiều quốc gia khác, công nghiệp ôtô được coi là lĩnh vực sản xuất công nghệ cao nên đã được ưu đãi nhiều để phát triển. Ví dụ như Trung Quốc, từ lâu nước này đã coi công nghiệp ôtô là ngành sản xuất công nghệ cao nên ưu đãi lớn mới được như ngày nay.”, ông Huyên nói.
Còn theo ông Nguyễn Cảnh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Trà (doanh nghiệp chuyên lắp ráp các loại xe tải Faw – PV), hiện các doanh nghiệp ôtô Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xúc tiến thương mại. Do đó, để các doanh nghiệp tìm được đối tác thích hợp, các cơ quan Nhà nước như Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư… nên tổ chức định kỳ nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để từ đó các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm và tăng cường hợp tác.
Theo quan điểm nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam vốn có rất nhiều thế mạnh trong lĩnh vực gia công cơ khí nên hoàn toàn có thể phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, thậm chí có thể trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu công nghiệp phụ trợ. Do vậy, những chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp phụ trợ là đặc biệt cần thiết.