Công ty Trung Quốc thành “đại cổ đông” hãng xe Peugeot

Diệp Vũ
Hãng xe Dongfeng của Trung Quốc chi 1,1 tỷ USD để nắm cổ phần 14% trong hãng xe Pháp Peugeot
Khi công bố kết quả kinh doanh mới nhất vào ngày 19/2, Peugeot - 
hãng xe lớn thứ nhì của châu Âu - cảnh báo có thể tiếp tục thua lỗ cho 
tới tận năm 2016.
Khi công bố kết quả kinh doanh mới nhất vào ngày 19/2, Peugeot - hãng xe lớn thứ nhì của châu Âu - cảnh báo có thể tiếp tục thua lỗ cho tới tận năm 2016.
Nhà sản xuất xe hơi Pháp Peugeot Citroen vừa ký một thỏa thuận nhận bơm vốn được chờ đợi bấy lâu từ một công ty Trung Quốc có tên Dongfeng Motors. Thỏa thuận này giúp Peugeot có tiền để giải quyết những khó khăn hiện nay, nhưng cũng đồng nghĩa với việc quyền kiểm soát của gia đình sáng lập đối với hãng xe sẽ giảm mạnh.

Tin từ BBC cho biết, Dongfeng và Chính phủ Pháp mỗi bên sẽ đầu tư khoảng 800 triệu Euro, tương đương 1,1 tỷ USD, để đổi lấy cổ phần 14% trong Peugeot. Ngoài ra, các nhà đầu tư hiện tại của Peugeot sẽ rót thêm khoảng 1,4 tỷ Euro nữa cho hãng xe, nâng tổng số vốn mà hãng được bơm lần này lên hơn 4 tỷ USD.

Nếu được các thỏa thuận trên cổ đông chính thức thông qua, cổ phần của gia đình Peugeot trong hãng xe mà họ sáng lập nên sẽ giảm xuống còn 14% từ mức 25,4% trước đó, bằng với cổ phần của Chính phủ Pháp và Dongfeng nắm giữ.

Khi công bố kết quả kinh doanh mới nhất vào ngày 19/2, Peugeot - hãng xe lớn thứ nhì của châu Âu - cảnh báo có thể tiếp tục thua lỗ cho tới tận năm 2016.

Trong năm 2013, Peugeot lỗ ròng 2,32 tỷ USD, giảm nhiều so với mức lỗ ròng 5 tỷ Euro trong năm 2012. Trong đó, lỗ tại bộ phận ôtô của hãng giảm 30% còn 1,04 tỷ Euro. Tuy nhiên, mức nợ ròng của công ty cũng tăng khoảng 30%, lên mức 4,15 tỷ Euro. Doanh thu cả năm của hãng giảm 2,4%, còn 54,1 tỷ Euro do nhu cầu mua xe mới ở mức thấp của thị trường châu Âu.

Những cuộc đàm phán về số phận của Peugeot đã diễn ra suốt mấy tháng qua. Theo một số nguồn tin, thỏa thuận rót vốn vừa được ký kết sẽ chính thức hoàn tất vào tháng 3.

Trong một tuyên bố đăng tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông, Dongfeng nói rằng, thỏa thuận này nhằm “mở rộng và đào sâu sự hợp tác hiện có” với Peugeot. Dongfeng cũng nói về mục tiêu đạt doanh số hàng năm 1,5 triệu xe mang các thương hiệu Dongfeng, Peugeot và Citroen bắt đầu từ năm 2020.

Peugeot hiện đã có một liên doanh với Dongfeng ở Trung Quốc, nhưng liên doanh này chủ yếu được biết đến với các loại xe tải nặng hiệu Fengshen. Với thỏa thuận mới, Dongfeng có thể cùng với Peugeot tăng sản lượng cũng như mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mới. Ngoài ra, Dongfeng cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Peugeot ở khu vực Đông Nam Á.

Vụ đầu tư của Dongfeng đánh dấu động thái thâu tóm cổ phần mới nhất của một hãng xe Trung Quốc đối với một đối thủ phương Tây. Năm ngoái, hãng Zhejiang Geely mua lại nhà sản xuất taxi đen Manganese Bronze có trụ sở ở London với giá 11,4 triệu Bảng. Vào năm 2010, Geely cũng mua lại thương hiệu xe Volvo của Thụy Điển.

Hãng xe Peugeot thành lập cách đây 200 năm và được xem là một trong những “đế chế” công nghiệp lâu đời nhất của nước Pháp. Khi mới ra đời vào năm 1810, Peugeot là một nhà sản xuất công cụ và máy xay cà phê.

Trong mấy năm gần đây, Peugeot gặp nhiều khó khăn về tài chính và bị thu hẹp thị phần. Năm 2012, hãng đã ký một thỏa thuận đầu tư với hãng xe Mỹ General Motors (GM) nhưng tháng 12 năm ngoái, GM đã bán lại cổ phần này.

Tin mới

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu sinh năm 1966 ở huyện Wuwei, tỉnh An Huy, trong một gia đình nông dân nghèo. Khi còn học trung học, ông được anh trai và chị gái chăm sóc vì cả cha và mẹ qua đời. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vươn lên vượt khó của Wang Chuanfu đã giúp tỷ phú này đạt được thành công không tưởng.
Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

“Nếu được chọn lựa, bạn sẽ đi đến đâu trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này? Với tôi hay rất nhiều bạn trẻ khác, hành trình xuyên Việt luôn là ước mơ cháy bỏng và ai cũng muốn được thực hiện ít nhất một lần trong đời. Tất cả thứ chúng ta cần đầu tiên là phải có sức khỏe, tiếp theo là ngồi trên một chiếc xe đẹp, bền bỉ, thoải mái, cùng người thương yêu rong ruổi trên mọi cung đường”, Nguyễn Tuấn Linh, người vừa thực hiện thành công chuyến xuyên Việt trên chiếc Nissan Almera EL 2021 chia sẻ.
Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.