Cú rà phanh của sức mua ôtô đầu năm
Trong ngắn hạn thì thông tin về sức mua ôtô tháng đầu năm không mấy vui vẻ
Mặc dù vẫn tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, song tổng sức mua ôtô tháng 1/2016 vẫn bị kéo lùi đáng kể khi xếp cạnh tháng liền kề trước đó.
Báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng trên toàn thị trường tháng đầu tiên năm nay đạt 23.165 chiếc, tăng 16% so với cùng kỳ 2015.
Trong đó, lượng xe du lịch đạt 14.090 chiếc, tăng 3%; lượng xe thương mại đạt 8.200 chiếc, tăng 505; lương xe chuyên dụng đạt 875 chiếc, tăng 5%.
Khi nhìn vào dài hạn, đây có thể xem là một tin vui nho nhỏ của thị trường ôtô Việt Nam.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì thông tin về sức mua ôtô tháng đầu năm không mấy vui vẻ, khi chịu sự sụt giảm đến 21% so với tháng liền kề trước đó. Trong đó, phân khúc xe du lịch giảm 16%, xe thương mại giảm 28,4% và xe chuyên dụng giảm 24%.
Sự sụt giảm này ít nhiều chịu sự tác động từ chính sách thuế. Cụ thể, với cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới, giá bán lẻ của các loại ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) bắt đầu tăng từ 2-10% kể từ ngày 1/1/2016.
Mặc dù chính sách thuế mới chỉ tác động đến thị trường xe CBU nhưng cũng đã góp phần kéo tụt tổng sức mua trên toàn thị trường. Lưu ý là trong năm 2015, ôtô CBU mới là thị trường sôi động nhất với tốc độ tăng trưởng chóng mặt.
Thống kê của VAMA cũng cho thấy khá rõ điều này. Theo báo cáo được VAMA công bố, sản lượng bán hàng xe lắp ráp trong nước đạt (CKD) trong tháng 1/2016 đạt 17.379 chiếc, chỉ giảm nhẹ 7,5% so với tháng 12/2015 trong khi kim ngạch nhập khẩu xe CBU đạt 5.786 chiếc, giảm đến 45%.
Báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng trên toàn thị trường tháng đầu tiên năm nay đạt 23.165 chiếc, tăng 16% so với cùng kỳ 2015.
Trong đó, lượng xe du lịch đạt 14.090 chiếc, tăng 3%; lượng xe thương mại đạt 8.200 chiếc, tăng 505; lương xe chuyên dụng đạt 875 chiếc, tăng 5%.
Khi nhìn vào dài hạn, đây có thể xem là một tin vui nho nhỏ của thị trường ôtô Việt Nam.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì thông tin về sức mua ôtô tháng đầu năm không mấy vui vẻ, khi chịu sự sụt giảm đến 21% so với tháng liền kề trước đó. Trong đó, phân khúc xe du lịch giảm 16%, xe thương mại giảm 28,4% và xe chuyên dụng giảm 24%.
Sự sụt giảm này ít nhiều chịu sự tác động từ chính sách thuế. Cụ thể, với cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới, giá bán lẻ của các loại ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) bắt đầu tăng từ 2-10% kể từ ngày 1/1/2016.
Mặc dù chính sách thuế mới chỉ tác động đến thị trường xe CBU nhưng cũng đã góp phần kéo tụt tổng sức mua trên toàn thị trường. Lưu ý là trong năm 2015, ôtô CBU mới là thị trường sôi động nhất với tốc độ tăng trưởng chóng mặt.
Thống kê của VAMA cũng cho thấy khá rõ điều này. Theo báo cáo được VAMA công bố, sản lượng bán hàng xe lắp ráp trong nước đạt (CKD) trong tháng 1/2016 đạt 17.379 chiếc, chỉ giảm nhẹ 7,5% so với tháng 12/2015 trong khi kim ngạch nhập khẩu xe CBU đạt 5.786 chiếc, giảm đến 45%.
Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây | ||
Phân khúc | Tháng 1/2016 | Tháng 12/2015 |
Xe du lịch | 13.679 | 13.779 |
Xe thương mại | 7.577 | 9.174 |
Xe chuyên dụng | 623 | 822 |
Tổng | 21.879 | 23.775 |
So sánh tháng | 1/2016 | 1/2015 | 12/2015 | 1/2016 so 1/2015 | 1/2016 so 12/2015 |
Xe du lịch | 13.679 | 10.227 | 13.779 | 34% | -1% |
Xe thương mại | 7.577 | 5.109 | 9.174 | 48%% | -17% |
Xe chuyên dụng | 623 | 690 | 822 | -10%% | -24% |
Tổng | 21.879 | 16.026 | 23.775 | 37%% | -8% |
So sánh năm | 2016 | 2015 | Tăng/ giảm |
Xe du lịch | 13.679 | 10.227 | 34% |
Xe thương mại | 7.577 | 5.109 | 48% |
Xe chuyên dụng | 623 | 690 | -10% |
Tổng | 21.879 | 16.026 | 37% |