“Đại gia” ôtô Mỹ lại phập phồng hy vọng

Lâm Anh
Cơ hội “sống sót” của hai hãng xe hơi GM và Chrysler lại nhen nhóm khi Nhà Trắng hé lộ khả năng chi một khoản vay ngắn hạn
Hiện các nhà máy của GM, Ford và Chrysler đang sử dụng hơn 30.000 nhân công ở Canada - Ảnh: AP.
Hiện các nhà máy của GM, Ford và Chrysler đang sử dụng hơn 30.000 nhân công ở Canada - Ảnh: AP.
Cơ hội “sống sót” của hai hãng xe hơi GM và Chrysler lại nhen nhóm khi Nhà Trắng hé lộ khả năng chi một khoản vay ngắn hạn.

”Sự sụp đổ của ngành công nghiệp ôtô sẽ tàn phá nền kinh tế Mỹ”, Tổng thống George W. Bush khẳng định với báo giới trong chuyến thăm bất ngờ hai nước Iraq và Afghanistan ngày hôm nay (15/12), sau khi Thượng viện Mỹ chính thức phủ quyết kế hoạch chi 15 tỷ cứu ngành ôtô.

Ông Bush cho biết, Nhà Trắng đang tìm cách cung cấp một khoản viện trợ khẩn cấp để cứu GM và Chrysler khỏi phá sản. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ chưa thể nói trước về khoản viện trợ này khi cuộc thảo luận giữa quan chức ngành công nghiệp ôtô với Chính phủ chưa kết thúc.

Trong khi Mỹ vẫn “dập dình” chưa ra tay thì chính phủ quốc gia láng giềng Canada đã quyết định chi 2,8 tỷ USD cứu ngành công nghiệp ôtô mà thực chất là các đại gia xe hơi Mỹ.

Tuần trước, các chi nhánh của GM, Ford và Chrysler tại Canada lên tiếng kêu cứu và đề nghị chính phủ nước này chi 4,8 tỷ USD để giúp họ tái cơ cấu sản xuất tại Ontario, thủ phủ của ngành công nghiệp ôtô Canada. Hiện các nhà máy của ba hãng này đang sử dụng hơn 30.000 nhân công ở Canada.

Trong hơn một tháng qua, “tam đại gia” ôtô Mỹ không ngừng hy vọng, thất vọng rồi lại hy vọng khi “xin vay tiền” chính phủ. Họ chưa kịp mừng khi Hạ viện bật đèn xanh với khoản tiền vay 15 tỷ USD thì đã phải “khóc” với quyết định phủ quyết của Thượng viện cuối tuần qua.

Tuy vậy, hy vọng vẫn chưa hết, dù tình cảnh của GM và Chrysler ngày càng bi đát. Ford có khá khẩm hơn khi còn đủ tiền để tồn tại trong năm 2009, nhưng vẫn cần trợ giúp để có thể hoàn toàn vượt qua khủng hoảng tài chính.

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.