Dân Mỹ “ghẻ lạnh” xe hơi

Kiều Oanh
Tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đang khiến mối quan hệ người-xe trở nên kém đi phần mặn mà
Phóng hỏa, cho “nhảy cầu”, đem tới xưởng dập… ngày càng chủ xe tìm cách nhằm giải phóng khỏi “con ngựa bốn bánh” từng một thời gắn bó với họ, sau đó nộp đơn đòi tiền bảo hiểm với lý do mất xe.
Phóng hỏa, cho “nhảy cầu”, đem tới xưởng dập… ngày càng chủ xe tìm cách nhằm giải phóng khỏi “con ngựa bốn bánh” từng một thời gắn bó với họ, sau đó nộp đơn đòi tiền bảo hiểm với lý do mất xe.
Người Mỹ vốn có truyền thống yêu thích những chiếc xe hơi của họ. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đang khiến mối quan hệ người-xe này, đặc biệt đối với những chủ xe “hẻo” tiền, trở nên kém đi phần mặn mà.

Những “phận” xe bị chối bỏ

Cách đây không lâu, một người đàn ông ở bang South Carolina đã nộp đơn đòi tiền bảo hiểm với lý do chiếc Ford F-150 đời 2002 của anh ta đã bị đạo chích cuỗm mất.

Cảnh sát vào cuộc và sau đó nhanh chóng phát hiện thấy chiếc xe này bị đốt cháy đen thui cách nhà ông chủ của nó có vài dặm. Qua điều tra, cảnh sát thấy không có dấu hiệu kẻ gian đột nhập và đúng là người chủ xe đã nói dối, tự đốt xe nhằm kiếm tiền bảo hiểm, sau khi đã đảo nợ khoản vay thế chấp bằng chiếc  xe này tới hai lần.

Một vụ tương tự cũng xảy ra ở California, khi một phụ nữ đưa chiếc GMC Yukon đời 2002 đi dập ở Mexico và bán phụ tùng, sau đó báo cảnh sát là xe bị mất khi đang để ở bãi đỗ. Chưa hết, một người đàn ông ở bang Arizona mất khả năng thanh toán khoản nợ vay mua chiếc Dodge Charger 2006 thậm chí còn xui cậu bạn trai của con gái mình châm lửa đốt chiếc xe này để ông ta lấy tiền bảo hiểm.

Theo bà Frank Scafidi, một phát ngôn viên của Cục Tội phạm bảo hiểm quốc gia Mỹ (NICB), ba vụ kể trên chỉ là một vài trong số những vụ mà người Mỹ quen gọi là “chủ bỏ xe” (“owner give-up) đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở nước này. Phóng hỏa, cho “nhảy cầu”, đem tới xưởng dập… ngày càng chủ xe tìm cách nhằm giải phóng khỏi “con ngựa bốn bánh” từng một thời gắn bó với họ, sau đó nộp đơn đòi tiền bảo hiểm với lý do mất xe.

Theo số liệu của NICB, số vụ “chủ bỏ xe” tính tới thời điểm này của năm 2009 đã tăng 24% so với cùng kỳ năm 2008. Số đơn đòi tiền bảo hiểm liên quan tới những vụ cháy xe, đập phá xe đáng nghi ngờ (hai hình thức phổ biến nhất) đã tăng 27% trong cùng khoảng thời gian này.

Chưa có một con số thống kê cụ thể nào chứng minh tình hình kinh tế hiện nay đẩy số vụ gian lận bảo hiểm xe hơi gia tăng. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng cho thấy, kinh tế đi xuống là một trong những nhân tố đóng góp vào sự leo thang này.

Một báo cáo của NICB theo dõi các vụ “chủ bỏ xe” từ năm 2004 tới tháng 3/2008 cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa sự gia tăng của loại hình bảo hiểm này với sự đi lên của giá xăng dầu. Những chiếc xế hộp bị chối bỏ thường là những chiếc SUV “uống xăng như nước lã” và những chiếc xe bán tải cồng kềnh.

Tuy nhiên, theo ông Jim Quiggle, một nhà chức trách của Hiệp hội Chống gian lận bảo hiểm Mỹ, với việc dầu đã giảm mạnh trong nửa sau của năm 2008, sự gia tăng của số vụ phá xe đòi tiền bảo hiểm từ đó tới nay có liên quan nhiều hơn tới tình hình kinh tế. Trong phần lớn các trường hợp, phí sửa chữa xe trở nên quá lớn, người chủ xe quá hạn trả nợ vay mua xe, hoặc không trả nổi nợ vay định kỳ hàng tháng…

“Bình thường, đây là những con người trung thực. Nhưng khi gặp sức ép tài chính, họ nghĩ ra cách để gian dối. Họ hy vọng sẽ nhanh chóng giải quyết được rắc rối tiền bạc bằng cách tống khứ chiếc xe đi và kiếm tiền bảo hiểm”, ông Quiggle nói.

Rủi ro với những ông chủ “tệ bạc”

Phần lớn các bang ở Mỹ đều đang phải đối mặt với vấn đề khá “nhức đầu” này. Đặc biệt, hai bang California và Texas có tỷ lệ số vụ “chủ bỏ xe” rất cao. Thậm chí, ở đây còn có những đường dây tội phạm chuyên đốt xe cho những ai có nhu cầu.

Ngoài cách tự phá, thuê người phá, nhiều chủ xe “tệ bạc” còn phó mặc xe của mình cho thiên nhiên. Sau cơn bão Gustav năm ngoái, cảnh sát Mississippi đã tìm thấy không ít xe hơn bị bỏ rơi với vẻ rất đáng ngờ ở khu vực gần bờ biển, nơi thời tiết bão tố hoành hành.

Phó chánh thanh tra về gian lận và dịch vụ tiêu dùng của tiểu bang New York, ông Steven Nachman cho biết, cảnh sát bang này đã bắt giữ 96 vụ chủ xe gian lận trong năm 2007. Tới năm 2008, con số này tăng gần 35%, lên 130 vụ.

Một phần của vấn đề là các chủ xe thường có ý nghĩ đây là một loại hình tội phạm dễ thực hiện và dễ che giấu. Họ cho rằng, công ty bảo hiểm sẽ chẳng phát hiện được điều gì đáng ngờ trong đơn đòi bảo hiểm của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, những vụ gian  lận kiểu này luôn có dấu hiệu điển hình.

Năm ngoái, cảnh sát đã tìm thấy chiếc Chevrolet Trailblazer mà một phụ nữ báo mất cách đó 1 tháng. Chiếc xe được phát hiện nằm dưới đáy hồ Erie, với chìa khóa vẫn nằm trong ổ, và một tảng đá buộc ở bàn đạp ga.

“Thật không đáng phải làm vậy. Nếu công ty bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm, chủ xe sẽ phải chịu mọi tổn thất. Ngoài ra, những người gian lận kiểu này luôn có nguy cơ bị khởi tố”, ông Nachman nói.

Người đàn ông ở bang South Carolina đốt chiếc Ford F-150 ở đầu câu chuyện này đã học được một bài học đắt giá. Ông ta đã bị kết án 3 năm tù.

Còn người phụ nữ ở bang California đem xe đi dập phải “bóc lịch” 90 ngày trong nhà tù của hạt. Ở câu chuyện thứ ba, cậu “con rể tương lai” đã từ chối đề nghị đốt xe của ông “bố vợ” và đem mọi chuyện tới kể cho cảnh sát.

(Theo Newsweek)

Tin mới

Người Việt vẫn mua nhiều xe máy trong xu hướng ô tô hoá

Người Việt vẫn mua nhiều xe máy trong xu hướng ô tô hoá

Theo báo cáo do Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố mới đây, doanh số xe máy tại Việt Nam ở quý III đạt 686.001 xe, tăng 13,74% so với quý II trước đó và cao hơn tới 12,34% so với cùng kỳ năm ngoái.