Đấu lại đối thủ Trung Quốc, Toyota bắt tay Panasonic làm pin xe điện

Đức Anh
Liên doanh dự kiến sản xuất hàng loạt pin ôtô điện vào đầu năm 2020

Hai nhà sản xuất ôtô Nhật Toyota Motor và Panasonic đã công bố dự kiến thành lập một liên doanh vào năm 2020 để sản xuất pin xe điện, nhằm cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc trong lĩnh vực quan trọng đối với tương lai của ngành công nghiệp ôtô, theo hãng tin Nikkei. 

Trong liên doanh này, Toyota sẽ nắm giữ 51% cổ phần, còn Panasonic sở hữu số còn lại. Panasonic sẽ chuyển 5 cơ sở sản xuất pin ôtô điện tại Nhật và Trung Quốc sang liên doanh mới. 

Tuy nhiên, nhà máy tại Mỹ của Panasonic - đang hoạt động dưới thỏa thuận hợp tác với hãng xe Mỹ Tesla, không nằm trong số này. 

Liên doanh dự kiến triển khai sản xuất hàng loạt pin ôtô điện, với mục tiêu giảm chi phí sản xuất nhờ quy mô lớn vào đầu năm 2020. 

Khách hàng của liên doanh dự kiến là Mazda Motor - đối tác của Toyota, cũng như hai công ty con của Toyota là Daihatsu Motor và Subaru.  

Panasonic và Toyota cũng hợp tác phát triển các loại pin thế hệ mới - hoạt động cần tới đầu tư lớn và nhiều chuyên gia về kỹ thuật. 

Dự án sẽ bao gồm phát triển pin lithium dạng rắn với công suất cao - cần thiết để cải thiện tầm hoạt động của ôtô điện, và an toàn hơn so với các loại pin hiện tại. Hai công ty cho biết đã đạt được một thỏa thuận vào năm 2017 để cùng phát triển trong lĩnh vực này. 

Dù Toyota hiện là một trong những nhà sản xuất ôtô hàng đầu về tiết kiệm nhiên liệu, chủ yếu nhờ các dòng xe hybrid, hãng này vẫn theo sau Volkswagen và các đối thủ Trung Quốc trong việc đưa xe điện ra thị trường đại chúng. 

Chi phí pin vẫn là rào cản lớn nhất để hãng xe Nhật đạt mục tiêu tăng gấp 3 doanh số ôtô điện lên 5,5 triệu chiếc vào năm 2030. Toyota kỳ vọng giải quyết được vấn đề này thông qua liên doanh hợp tác với Panasonic. 

Đối với Panasonic, việc "bắt tay" với Toyota sẽ giúp công ty này tiết kiệm chi phí đầu tư và tiếp cận được mạng lưới khách hàng lớn hơn. Công ty này cũng sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các tài nguyên quan trọng như kim loại và pin tái chế. 

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.