Đề xuất mức xử phạt nồng độ cồn với người điều kiển xe đạp, xe đạp điện

Nam Nguyễn
Theo đề xuất mới nhất của Bộ Công an, từ đầu năm 2025 dự kiến sẽ tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, lên tới 600.000 đồng.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Reatimes.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Reatimes.

Tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định như sau:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đặc biệt, điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Đây là lần thứ ba dự thảo được gửi thẩm định và nội dung mới nhất đã mở rộng việc áp dụng các biện pháp xử phạt đối với người điều khiển xe đạp và xe đạp máy.

Mục tiêu chính của quy định này là tăng cường ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của người dân, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn trên đường.

Theo Điều 9 của Dự thảo, người đi xe đạp sẽ bị phạt tiền nếu vi phạm một trong các quy định về an toàn giao thông.

Cụ thể, Bộ Công an đề xuất các mức phạt đối với người điều kiển xe đạp, xe đạp điện (tức xe máy điện) mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn như sau:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Bộ Công an cũng đề xuất giữ nguyên các mức phạt tiền vi phạm nồng độ cồn ngưỡng thấp nhất với tài xế xe máy, xe máy chuyên dùng.

Đối với xe mô tô, gắn máy, Dự thảo mới nhất cũng đề xuất phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với người lái xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (như quy định hiện hành).

Trước đó, ở dự thảo gần nhất, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người lái xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Đáng chú ý, tại dự thảo Nghị định mới nhất, Bộ Công an đã rút đề xuất hạ thấp mức phạt tiền. Theo đó, các ngưỡng vi phạm nồng độ cồn tiếp tục được xác định như quy định hiện hành.

Mức thấp nhất là chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/lít khí thở, tiếp theo là vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/lít khí thở, cao nhất là vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.

Bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người lái xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, đồng thời bị trừ 3 điểm trong giấy phép lái xe (trong khi đó, tại dự thảo trước, Bộ Công an đề xuất chỉ phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng với hành vi này)...

Tin mới

Người Việt vẫn mua nhiều xe máy trong xu hướng ô tô hoá

Người Việt vẫn mua nhiều xe máy trong xu hướng ô tô hoá

Theo báo cáo do Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố mới đây, doanh số xe máy tại Việt Nam ở quý III đạt 686.001 xe, tăng 13,74% so với quý II trước đó và cao hơn tới 12,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Công Thương: "Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột quan trọng"

Bộ Công Thương: "Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột quan trọng"

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, góp phần tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và khẳng định vị thế của đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.