Điều chỉnh thuế nhập khẩu ôtô chở tiền
Từ ngày 3/9/2012, các loại ôtô thiết kế là xe chở tiền sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10%
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 119/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 157/2011/TT-BTC, trong đó điều chỉnh mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với ôtô thiết kế là xe chở tiền.
Cụ thể, “xe thiết kế chở tiền” sẽ được bổ sung vào Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư 157, với mã hàng hóa 9823.00.00 và hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10%.
Đối tượng sử dụng loại xe thiết kế chở tiền là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị trực thuộc; các tổ chức tín dụng; Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Để được hưởng thuế ưu đãi, doanh nghiệp nhập khẩu xe thiết kế chở tiền khi nhập khẩu, ngoài các chứng từ quy định chung đối với hàng hoá nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc đáp ứng tiêu chuẩn xe thiết kế chở tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư cũng quy định rõ, chậm nhất là 3 tháng kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước bản sao hoá đơn bán hàng cho các đối tượng sử dụng loại xe thiết kế chở tiền và có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu để Ngân hàng Nhà nước lưu, theo dõi quản lý.
Đối với các lô xe thiết kế chở tiền nhập khẩu từ ngày 1/8/2012 trở đi, nếu đáp ứng các điều kiện về đối tượng sử dụng và có văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo đủ điều kiện là xe thiết kế chở tiền sẽ được phân loại để được hưởng ngay mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10%.
Các quy định trên sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/9/2012.
Như vậy, so với quy định hiện hành, thuế suất thuế nhập khẩu đối với ôtô thiết kế chở tiền sẽ giảm xuống 5%. Theo biểu thuế ban hành kèm Thông tư 157 của Bộ Tài chính, loại xe thiết kế chở tiền có tên gọi “xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị” thuộc nhóm 8704 được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 15%.
Thực tế cho thấy, xe thiết kế chở tiền có nhiều dạng khác nhau, kể cả các loại xe được thiết kế thêm hoặc hoán cải từ xe chở người dưới 10 chỗ ngồi nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xe chở tiền như Hyundai Starex, Ford Everst, Mitsubishi Pajero…
Mức thuế suất giữa các loại xe thiết kế chở tiền với xe cùng loại nhưng là xe chở người dưới 10 chỗ ngồi có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể là mức thuế suất thuế nhập khẩu 15% của xe chở tiền với 72-82% của xe chở người. Thậm chí theo biểu thuế ATIGA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), thuế nhập khẩu của xe chở tiền chỉ ở mức 0-5%. Bên cạnh đó là khoảng chênh lệch về thuế tiêu thụ đặc biệt cũng rất cao.
Trước đây cũng đã xảy ra những hiện tượng nhập nhèm giữa nhập khẩu xe chở người thông thường với xe chở tiền nhằm hưởng chênh lệch về thuế. Đơn cử, cuối năm 2009, Tổng cục Hải quan đã phải yêu cầu Cục Hải quan Hải Phòng tiến hành kiểm tra tình trạng một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng ôtô Hyundai Veracruz và Santa Fe loại 7 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 2.0 lít trở lên nhưng lại khai báo là xe chở tiền.
Cụ thể, “xe thiết kế chở tiền” sẽ được bổ sung vào Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư 157, với mã hàng hóa 9823.00.00 và hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10%.
Đối tượng sử dụng loại xe thiết kế chở tiền là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị trực thuộc; các tổ chức tín dụng; Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Để được hưởng thuế ưu đãi, doanh nghiệp nhập khẩu xe thiết kế chở tiền khi nhập khẩu, ngoài các chứng từ quy định chung đối với hàng hoá nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc đáp ứng tiêu chuẩn xe thiết kế chở tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư cũng quy định rõ, chậm nhất là 3 tháng kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước bản sao hoá đơn bán hàng cho các đối tượng sử dụng loại xe thiết kế chở tiền và có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu để Ngân hàng Nhà nước lưu, theo dõi quản lý.
Đối với các lô xe thiết kế chở tiền nhập khẩu từ ngày 1/8/2012 trở đi, nếu đáp ứng các điều kiện về đối tượng sử dụng và có văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo đủ điều kiện là xe thiết kế chở tiền sẽ được phân loại để được hưởng ngay mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10%.
Các quy định trên sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/9/2012.
Như vậy, so với quy định hiện hành, thuế suất thuế nhập khẩu đối với ôtô thiết kế chở tiền sẽ giảm xuống 5%. Theo biểu thuế ban hành kèm Thông tư 157 của Bộ Tài chính, loại xe thiết kế chở tiền có tên gọi “xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị” thuộc nhóm 8704 được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 15%.
Thực tế cho thấy, xe thiết kế chở tiền có nhiều dạng khác nhau, kể cả các loại xe được thiết kế thêm hoặc hoán cải từ xe chở người dưới 10 chỗ ngồi nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xe chở tiền như Hyundai Starex, Ford Everst, Mitsubishi Pajero…
Mức thuế suất giữa các loại xe thiết kế chở tiền với xe cùng loại nhưng là xe chở người dưới 10 chỗ ngồi có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể là mức thuế suất thuế nhập khẩu 15% của xe chở tiền với 72-82% của xe chở người. Thậm chí theo biểu thuế ATIGA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), thuế nhập khẩu của xe chở tiền chỉ ở mức 0-5%. Bên cạnh đó là khoảng chênh lệch về thuế tiêu thụ đặc biệt cũng rất cao.
Trước đây cũng đã xảy ra những hiện tượng nhập nhèm giữa nhập khẩu xe chở người thông thường với xe chở tiền nhằm hưởng chênh lệch về thuế. Đơn cử, cuối năm 2009, Tổng cục Hải quan đã phải yêu cầu Cục Hải quan Hải Phòng tiến hành kiểm tra tình trạng một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng ôtô Hyundai Veracruz và Santa Fe loại 7 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 2.0 lít trở lên nhưng lại khai báo là xe chở tiền.