Doanh nghiệp ôtô đầu tiên ở Việt Nam sở hữu cảng biển

Minh Toàn
Sau hai năm xây dựng, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải đã chính thức đưa cảng biển Chu Lai vào hoạt động
Do Trường Hải đầu tư và xây dựng tại khu công nghiệp Tam Hiệp (Quảng Nam) với tổng số vốn 345 tỷ đồng, đây được ghi nhận là cảng biển lớn nhất miền Trung hiện nay.
Do Trường Hải đầu tư và xây dựng tại khu công nghiệp Tam Hiệp (Quảng Nam) với tổng số vốn 345 tỷ đồng, đây được ghi nhận là cảng biển lớn nhất miền Trung hiện nay.
Sau hai năm xây dựng, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải đã chính thức đưa cảng biển Chu Lai vào hoạt động. Đây là doanh nghiệp ôtô trong nước đầu tiên sở hữu cảng biển.

Bước đầu đưa cảng biển vào sử dụng, chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất và phân phối ôtô, Trường Hải dự kiến sẽ giảm được khá nhiều thời gian, chi phí cho việc nhập khẩu linh kiện chế tạo và lắp ráp ôtô cũng như vận chuyển và phân phối xe thành phẩm.

Do Trường Hải đầu tư và xây dựng tại khu công nghiệp Tam Hiệp (Quảng Nam) với tổng số vốn 345 tỷ đồng, đây được ghi nhận là cảng biển lớn nhất miền Trung hiện nay.

Được xây dựng trên diện tích 15 ha, cảng biển Chu Lai sở hữu một cầu cảng dài 300 m với độ sâu luồng hàng hải 7,4 m, cẩu cần trục, khu hậu cần cảng, kho bãi, kho ngoại quan, khu dịch vụ cảng… đủ để đáp ứng cho tầu có tải trọng 10.000 tấn ra vào. Với cơ sở hạ tầng này, công suất khai thác của cảng Chu Lai dự kiến đạt 1,6 triệu tấn hàng hoá/năm cùng 56.000 lượt TEU containers qua cảng/năm.

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.