Doanh số xe rẻ nhất thế giới lao dốc thảm hại
Vì nhiều lý do, doanh số chiếc Tata Nano sụt giảm chóng mặt giữa lúc thị trường ôtô Ấn Độ tăng trưởng mạnh
Khi giới thiệu chiếc Nano vào năm 2008, ông Ratan Tata - Chủ tịch tập đoàn Tata của Ấn Độ dự báo - chiếc xe rẻ nhất thế giới này sẽ chiếm thị phần đáng kể trong phân khúc thị trường xe cấp thấp, thậm chí là giành cả thị phần của thị trường xe máy cao cấp. Tuy nhiên, tới thời điểm này, mong ước của ông Tata vẫn chưa thành hiện thực.
Theo tờ Financial Times, số liệu mới nhất do hãng Tata Motors công bố tuần này cho thấy, các đại lý xe trên khắp Ấn Độ chỉ tiêu thụ được 509 chiếc Nano trong tháng 11 vừa qua, giảm 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi chiếc Nano có giá 100.000 Rupee, tương đương khoảng 2.500 USD.
Doanh số đáng buồn này của chiếc Nano tương phản với mức doanh số kỷ lục mà nhiều hãng xe khác đạt được tại Ấn Độ, trong đó có chính hãng Tata Motors. Từ đầu năm tới nay, doanh số của Tata Motors đã tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi phát triển chiếc Nano, nhà công nghiệp Ratan Tata đã nuôi một giấc mộng về việc tạo ra “một phương tiện giao thông an toàn, giá cả phải chăng, thích hợp mọi loại thời tiết cho những gia đình vẫn còn phải đi xe hai bánh - vốn vẫn quen với cảnh ông bố lái xe máy, đứa con lớn đứng phía trước, bà mẹ ngồi sau ôm đứa bé”.
Vậy tại sao Nano lại không thể thu hút được đối tượng khách hàng đó? Điều gì đã xảy ra sau khi chiếc xe này “bán chạy như tôm tươi” khi chào thị trường vào năm 2009, buộc Tata Motors phải tổ chức bốc thăm để chọn ra những khách hàng được mua xe đầu tiên?
Nhiều chuyên gia phân tích dẫn lý do về độ an toàn của chiếc Nano. Đã xảy ra một số vụ tai nạn trong đó chiếc Nano đột nhiên phát hỏa, khiến Tata Motors phải đưa ra đề xuất nâng cấp độ an toàn xe cho 70.000 khách hàng hiện sở hữu chiếc xe này.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác lại chỉ ra khả năng yếu kém của Tata Motors trong việc định vị thị trường và quảng bá chiếc xe này tới đối tượng khách hàng mục tiêu là những người nghèo và thu nhập thấp.
Anh Dharmindra Gupta, một người 34 tuổi, sống ở khu ổ chuột và làm nghề tài xế cho sếp doanh nghiệp nước ngoài, lẽ ra là một khách hàng lý tưởng của chiếc Nano. Anh này đã có vợ, 2 con nhỏ và chưa có phương tiện đi lại riêng.
Tuy nhiên, khi được hỏi có tính chuyện mua chiếc Nano không, anh Gupta cười lớn và tuyên bố là không. “Chiếc xe quá đắt và tôi không biết đến tối phải để nó ở đâu. Ở khu ổ chuột thì làm gì có chỗ đậu xe”, anh Gupta nói với phóng viên Financial Times.
Đối với anh Gupta và vô số những người Ấn Độ sống trong các khu nhà ổ chuột với thu nhập dưới 10.000 Rupee/tháng, chi phí sử dụng cao cho chiếc Nano là một lý do khác khiến họ không dám tậu một chiếc xe này. “Chiếc Tata Nano ngốn nhiều xăng hơn xe máy, mà xăng chạy ôtô lại đắt hơn xăng xe máy… Vì thế chiếc Nano nằm ngoài tầm với của những người ít tiền”, nhà phân tích thị trường ôtô Jatin Chawla cho hay.
Bên cạnh đó, chiếc Nano cũng không gây được cảm hứng đối với tầng lớp khách hàng trung lưu của Ấn Độ. Anh Rajat Kapoor, một giám đốc tiếp thị cho một công ty cơ khí, hưởng lương 80.000 Rupee/tháng, mới đây đã mua một chiếc xe nhỏ hiệu Skoda Fabia. Anh cho hay sẽ không bao giờ mua chiếc Nano làm chiếc xe chính của mình.
“Lần đầu có xe hơi, ai cũng muốn một thứ gì đó đặc biệt và nổi bật một chút”, anh Kapoor nói.
Theo tờ Financial Times, số liệu mới nhất do hãng Tata Motors công bố tuần này cho thấy, các đại lý xe trên khắp Ấn Độ chỉ tiêu thụ được 509 chiếc Nano trong tháng 11 vừa qua, giảm 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi chiếc Nano có giá 100.000 Rupee, tương đương khoảng 2.500 USD.
Doanh số đáng buồn này của chiếc Nano tương phản với mức doanh số kỷ lục mà nhiều hãng xe khác đạt được tại Ấn Độ, trong đó có chính hãng Tata Motors. Từ đầu năm tới nay, doanh số của Tata Motors đã tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi phát triển chiếc Nano, nhà công nghiệp Ratan Tata đã nuôi một giấc mộng về việc tạo ra “một phương tiện giao thông an toàn, giá cả phải chăng, thích hợp mọi loại thời tiết cho những gia đình vẫn còn phải đi xe hai bánh - vốn vẫn quen với cảnh ông bố lái xe máy, đứa con lớn đứng phía trước, bà mẹ ngồi sau ôm đứa bé”.
Vậy tại sao Nano lại không thể thu hút được đối tượng khách hàng đó? Điều gì đã xảy ra sau khi chiếc xe này “bán chạy như tôm tươi” khi chào thị trường vào năm 2009, buộc Tata Motors phải tổ chức bốc thăm để chọn ra những khách hàng được mua xe đầu tiên?
Nhiều chuyên gia phân tích dẫn lý do về độ an toàn của chiếc Nano. Đã xảy ra một số vụ tai nạn trong đó chiếc Nano đột nhiên phát hỏa, khiến Tata Motors phải đưa ra đề xuất nâng cấp độ an toàn xe cho 70.000 khách hàng hiện sở hữu chiếc xe này.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác lại chỉ ra khả năng yếu kém của Tata Motors trong việc định vị thị trường và quảng bá chiếc xe này tới đối tượng khách hàng mục tiêu là những người nghèo và thu nhập thấp.
Anh Dharmindra Gupta, một người 34 tuổi, sống ở khu ổ chuột và làm nghề tài xế cho sếp doanh nghiệp nước ngoài, lẽ ra là một khách hàng lý tưởng của chiếc Nano. Anh này đã có vợ, 2 con nhỏ và chưa có phương tiện đi lại riêng.
Tuy nhiên, khi được hỏi có tính chuyện mua chiếc Nano không, anh Gupta cười lớn và tuyên bố là không. “Chiếc xe quá đắt và tôi không biết đến tối phải để nó ở đâu. Ở khu ổ chuột thì làm gì có chỗ đậu xe”, anh Gupta nói với phóng viên Financial Times.
Đối với anh Gupta và vô số những người Ấn Độ sống trong các khu nhà ổ chuột với thu nhập dưới 10.000 Rupee/tháng, chi phí sử dụng cao cho chiếc Nano là một lý do khác khiến họ không dám tậu một chiếc xe này. “Chiếc Tata Nano ngốn nhiều xăng hơn xe máy, mà xăng chạy ôtô lại đắt hơn xăng xe máy… Vì thế chiếc Nano nằm ngoài tầm với của những người ít tiền”, nhà phân tích thị trường ôtô Jatin Chawla cho hay.
Bên cạnh đó, chiếc Nano cũng không gây được cảm hứng đối với tầng lớp khách hàng trung lưu của Ấn Độ. Anh Rajat Kapoor, một giám đốc tiếp thị cho một công ty cơ khí, hưởng lương 80.000 Rupee/tháng, mới đây đã mua một chiếc xe nhỏ hiệu Skoda Fabia. Anh cho hay sẽ không bao giờ mua chiếc Nano làm chiếc xe chính của mình.
“Lần đầu có xe hơi, ai cũng muốn một thứ gì đó đặc biệt và nổi bật một chút”, anh Kapoor nói.