Doanh thu bằng 0, nhờ đâu Rivian trở thành hãng xe có vốn hóa lớn thứ ba thế giới?

Đức Anh
Vừa niêm yết một tuần, giá cổ phiếu của Rivian đã tăng chóng mặt, đưa vốn hóa của công ty vượt qua Volkswagen (139 tỷ USD) và hiện chỉ đứng sau Toyota (306 tỷ USD) và Tesla (1.000 tỷ USD)...
Xe bán tải điện của Rivian - Ảnh: Getty Images
Xe bán tải điện của Rivian - Ảnh: Getty Images

Rivian, startup xe điện 12 năm tuổi chưa có doanh thu, giờ đây là nhà sản xuất ô tô có vốn hóa lớn thứ ba thế giới.

Mới lên sàn chứng khoán khoảng một tuần, giá cổ phiếu Rivian đã tăng hơn gấp đôi, đưa vốn hóa công ty lên hơn 140 tỷ USD, vượt qua nhiều hãng ô tô lớn như Volkswagen (139 tỷ USD) và hiện chỉ đứng sau Toyota (306 tỷ USD) và Tesla (1.000 tỷ USD), theo CNN.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/11, mã này tăng tới hơn 15% với mức 172,01 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, tuần trước mã này chào sàn với giá 78 USD.

Theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), Rivian mới chỉ giao những chiếc xe tải điện đầu tiên cho khách hàng vào 2 tháng trước và phần lớn trong số này là nhân viên công ty. Dù vậy, công ty này vẫn nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, trong đó đáng chú ý là hãng thương mại điện tử Amazon với 20% được mua vào năm 2019.

Tỷ phú Jeff Bezos, nhà đồng sáng lập Amazon, là người hâm mộ lớn của Rivian. Ông đã sử dụng xe tải điện của công ty này cho các nhà thám hiểm của Blue Origin – startup khai phá vũ trụ do ông sáng lập – đi lại tại cơ sở phóng tên lửa của công ty tại phía Tây bang Texas.

Cơn sốt xe điện không phải điều gì mới mẻ. Nhiều nhà phân tích hay thậm chí cả ông Elon Musk, Giám đốc điều hành (CEO) của Tesla) cũng cho rằng giá trị của Tesla đang bị thổi phồng. Dù vậy giá cổ phiếu Tesla vẫn không ngừng tăng khi Phố Wall đặt niềm tin vào một tương lai mà ở đó xe chạy hoàn toàn bằng điện là một tiêu chuẩn.

Một mẫu bán tải điện của Rivian - Ảnh: Reuters.
Một mẫu bán tải điện của Rivian - Ảnh: Reuters.

Trong gói hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden kí hôm 15/11, khoảng 7,5 tỷ USD được dành để xây dựng mạng lưới trạm sạc xe điện trên toàn nước Mỹ.

Nhìn lại khoảng 10 năm trước, Tesla cũng giống như Rivian bây giờ và các nhà đầu tư từng bỏ lỡ cổ phiếu Tesla giờ đây không muốn tuột mất cơ hội đầu tư vào một cổ phiếu xe điện gây sốt khác.

Theo các nhà phân tích, bản thân Rivian cũng tự hào về lợi thế tiềm năng so với Tesla tại thị trường Mỹ, một phần bởi vì công ty này đã âm thầm giành được sự quan tâm của đám đông không hâm mộ hay thậm chí bài xích Tesla.

Chiến lược kinh doanh của Rivian là tìm kiếm thành công từ chính con đường mà Tesla đã xác định và phát triển, đó là điện hóa phương tiện giao thông. Nhưng hãng này có điểm khác Tesla ở phân khúc sản phẩm. Tesla cho đến nay đang bán những chiếc sedan thể thao, một loại phương tiện ít được người tiêu dùng ưa chuộng còn Rivian tập trung vào xe tải và SUV chiếm 75% thị trường xe chở khách ở Mỹ.

Hiện tại, sản phẩm chính của Rivian là xe bán tải điện. Đây là loại xe quan trọng với thị trường Mỹ bởi 3 dòng xe bán chạy nhất tại nước này là các mẫu bán tải gồm Ford F-150, Chevy Silverado và Ram.

Rivian hiện đang phát triển các xe chở hàng chạy bằng pin cho Amazon, cũng như xe bán tải tiếp thị cho những người đam mê hoạt động ngoài trời. Công ty này thậm chí đã thuê rất nhiều cựu nhân viên Tesla, bao gồm cả các kỹ sư chủ chốt, những người đã tham gia vào việc ra mắt Model 3 của Tesla.

Rivian báo lỗ gần 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 và ước tính rằng sản lượng hàng năm sẽ đạt 150.000 xe tại cơ sở chính vào cuối năm 2023.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.