Đồng Yên giúp Toyota lãi chưa từng thấy
Hãng xe lớn nhất thế giới về doanh số dự báo đạt lợi nhuận ròng 18,79 tỷ USD
Tập đoàn sản xuất ôtô Nhật Bản Toyota hôm nay (8/5) dự báo sẽ lập kỷ lục lợi nhuận năm thứ ba liên tiếp trong năm tài khóa hiện tại, nhờ đồng Yên xuống giá và doanh số mạnh ở mảng xe thể thao đa dụng (SUV) và xe bán tải (pickup) tại thị trường Mỹ.
Hãng xe lớn nhất thế giới về doanh số dự báo sẽ đạt lợi nhuận ròng 2,25 nghìn tỷ Yên, tương đương 18,79 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016 tới. Cùng với đó, hãng dự báo mức doanh thu 27,5 nghìn tỷ Yên.
Còn trong năm tài khóa vừa kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Toyota đã đạt mức lợi nhuận ròng cao kỷ lục 2,173 nghìn tỷ Yên.
Theo Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda, kết quả này có được là nhờ “tỷ giá ngoại hối thuận lợi và những nỗ lực cắt giảm chi phí” bù đắp cho sự gia tăng chi phí như các khoản đầu tư nhằm làm gia tăng sức cạnh tranh của tập đoàn.
Toyota dự báo sẽ bán được 10,15 triệu xe trong năm tài khóa này, thấp hơn so với doanh số 10,168 triệu xe bán được trong tài khóa trước.
Trong năm 2014, tập đoàn Toyota, bao gồm cả Daihatsu Motor và Hino Motors, đã “đánh bại” hai đối thủ Volkswagen và General Motors (GM) để giữ vững vị trí hãng xe có doanh số lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, nếu tính theo năm tài khóa, Volkswagen vượt qua Toyota về doanh số nhờ bán được 10,185 triệu xe.
4 tháng đầu năm nay, doanh số của Toyota tại thị trường Mỹ tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của hãng tại thị trường này tăng 0,4 điểm phần trăm, lên mức 14,4%. Doanh số các loại xe bán tải và SUV của Toyota như RAV4 đặc biệt mạnh nhờ giá nhiên liệu giảm.
Toyota đang bước ra khỏi một thời kỳ mà ông Toyoda gọi là “sự tạm dừng có chủ đích”. Đó là khoảng thời gian mà Toyota dừng đầu tư mở nhà máy mới mà thay vào đó tập trung phát triển các công nghệ mới liên quan tới thiết kế và sản xuất xe.
“Năm nay sẽ là một bước ngoặt đối với Toyota về việc liệu hãng có thể có một bước đi vững chắc tiến tới tăng trưởng ổn định hay sẽ quay trở lại con đường cũ”, ông Toyoda nói.
Tháng trước, Toyota tuyên bố sẽ đầu tư 1,4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy mới ở Mexico và mở rộng nhà máy hiện có ở Trung Quốc. Vào tháng 3, hãng công bố chi tiết về một hệ thống khung gầm xe mới và quy trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí.
Sắp tới, Toyota sẽ bắt đầu sản xuất các mẫu xe mới theo quy trình mới cắt giảm chi phí có tên Toyota New Global Architecture. Theo quy trình này, Toyota sử dụng chung nhiều linh kiện cho các loại xe của hãng. Chiếc xe đầu tiên được sản xuất hoàn toàn theo quy trình này dự kiến sẽ là chiếc xe Prius chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid) xăng-điện.
Một nhân tố quan trọng phía sau mức lợi nhuận kỷ lục của Toyota là đồng Yên suy yếu trong hai năm qua. Tuy vậy, tình hình hiện nay đang dần thay đổi. Đồng Yên vẫn yếu so với đồng USD, nhưng đang tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng Euro hay đồng Đôla Australia.
Chưa kể, đồng USD đang mạnh lên so với đồng Peso của Mexico, đồng Đôla Canada và đồng Real của Brazil. Điều này gây bất lợi cho Toyota bởi nhiều chi phí tại nhà máy của hãng ở các nước này được tính bằng đồng USD.
Hãng xe lớn nhất thế giới về doanh số dự báo sẽ đạt lợi nhuận ròng 2,25 nghìn tỷ Yên, tương đương 18,79 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016 tới. Cùng với đó, hãng dự báo mức doanh thu 27,5 nghìn tỷ Yên.
Còn trong năm tài khóa vừa kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Toyota đã đạt mức lợi nhuận ròng cao kỷ lục 2,173 nghìn tỷ Yên.
Theo Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda, kết quả này có được là nhờ “tỷ giá ngoại hối thuận lợi và những nỗ lực cắt giảm chi phí” bù đắp cho sự gia tăng chi phí như các khoản đầu tư nhằm làm gia tăng sức cạnh tranh của tập đoàn.
Toyota dự báo sẽ bán được 10,15 triệu xe trong năm tài khóa này, thấp hơn so với doanh số 10,168 triệu xe bán được trong tài khóa trước.
Trong năm 2014, tập đoàn Toyota, bao gồm cả Daihatsu Motor và Hino Motors, đã “đánh bại” hai đối thủ Volkswagen và General Motors (GM) để giữ vững vị trí hãng xe có doanh số lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, nếu tính theo năm tài khóa, Volkswagen vượt qua Toyota về doanh số nhờ bán được 10,185 triệu xe.
4 tháng đầu năm nay, doanh số của Toyota tại thị trường Mỹ tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của hãng tại thị trường này tăng 0,4 điểm phần trăm, lên mức 14,4%. Doanh số các loại xe bán tải và SUV của Toyota như RAV4 đặc biệt mạnh nhờ giá nhiên liệu giảm.
Toyota đang bước ra khỏi một thời kỳ mà ông Toyoda gọi là “sự tạm dừng có chủ đích”. Đó là khoảng thời gian mà Toyota dừng đầu tư mở nhà máy mới mà thay vào đó tập trung phát triển các công nghệ mới liên quan tới thiết kế và sản xuất xe.
“Năm nay sẽ là một bước ngoặt đối với Toyota về việc liệu hãng có thể có một bước đi vững chắc tiến tới tăng trưởng ổn định hay sẽ quay trở lại con đường cũ”, ông Toyoda nói.
Tháng trước, Toyota tuyên bố sẽ đầu tư 1,4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy mới ở Mexico và mở rộng nhà máy hiện có ở Trung Quốc. Vào tháng 3, hãng công bố chi tiết về một hệ thống khung gầm xe mới và quy trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí.
Sắp tới, Toyota sẽ bắt đầu sản xuất các mẫu xe mới theo quy trình mới cắt giảm chi phí có tên Toyota New Global Architecture. Theo quy trình này, Toyota sử dụng chung nhiều linh kiện cho các loại xe của hãng. Chiếc xe đầu tiên được sản xuất hoàn toàn theo quy trình này dự kiến sẽ là chiếc xe Prius chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid) xăng-điện.
Một nhân tố quan trọng phía sau mức lợi nhuận kỷ lục của Toyota là đồng Yên suy yếu trong hai năm qua. Tuy vậy, tình hình hiện nay đang dần thay đổi. Đồng Yên vẫn yếu so với đồng USD, nhưng đang tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng Euro hay đồng Đôla Australia.
Chưa kể, đồng USD đang mạnh lên so với đồng Peso của Mexico, đồng Đôla Canada và đồng Real của Brazil. Điều này gây bất lợi cho Toyota bởi nhiều chi phí tại nhà máy của hãng ở các nước này được tính bằng đồng USD.