Èo uột như triển lãm ôtô Việt Nam
Ngay sau khi khép lại Vietnam Motor Show 2011, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về tương lai của loại hình sự kiện này
Ngay sau khi khép lại Vietnam Motor Show 2011 - triển lãm ôtô lớn nhất trong năm do Hiệp hội Các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tổ chức, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về tương lai của loại hình sự kiện này.
Hiện nay thị trường ôtô Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé với dung lượng chỉ trên dưới 180.000 xe/năm. Thị trường được chi phối bởi hai nhóm doanh nghiệp chính, bao gồm các nhà sản xuất ôtô (chủ yếu thuộc VAMA) và các nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng.
Chính sự chia sẻ thị trường khá rõ ràng này đã góp phần khiến triển lãm ôtô tại Việt Nam bị xé lẻ. Trong khi quy mô thị trường nhỏ thì số lượng các kỳ triển lãm ôtô mỗi năm lại lớn với 4-5 kỳ do các đơn vị khác nhau tổ chức. Do vậy, hệ quả khó tránh khỏi là sự manh mún, vụn vặt của mỗi kỳ triển lãm.
Là triển lãm ôtô lớn nhất trong năm xét từ quy mô, sản phẩm trưng bày, sức mạnh thương hiệu đến lượng khách tham quan song Vietnam Motor Show 2011 vừa kết thúc tại Tp.HCM vẫn gây nhiều thất vọng.
Chỉ so với kỳ triển lãm trước tại Hà Nội, Vietnam Motor Show 2011 đã có quy mô nhỏ hơn hẳn khi có đến 5 hãng xe rút lui, bỏ lại 6 hãng xe khác thuộc VAMA trụ lại. Sự cố gắng với các màn trình diễn ấn tượng của vài tên tuổi lớn như Toyota, Mercedes-Benz hay GM dù đáng khen nhưng vẫn chưa đủ sức giúp kỳ triển lãm lớn nhất trong năm bớt… nhạt.
Trò chuyện với phóng viên, vị tổng giám đốc của một hãng xe lớn vừa nhậm chức tại Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên: “Tôi thấy… hơi sốc với một kỳ triển lãm ôtô nhỏ như thế này”.
Đó là với Vietnam Motor Show. Tình cảnh với các kỳ triển lãm khác như AutoExpo hay hai đợt Auto&Petrol còn bi đát hơn. Nếu như AutoExpo thỉnh thoảng có vài tên tuổi lớn như Audi, Renault, Citroen hoặc Land Rover “góp vui” thì Auto&Petrol hầu như chỉ có sự xuất hiện của Subaru là đáng kể nhất. Các thương hiệu ôtô nhập khẩu khác như Hyundai, Kia (Trường Hải), Chrysler, Dodge, Jeep hay BMW thì cũng bữa được bữa chăng.
Sự thiếu mặn mà của các hãng ôtô với các kỳ triển lãm cũng một phần xuất phát từ quy mô nhỏ bé, từ đó tính hiệu quả trong hoạt động tiếp thị, truyền thông không đạt như mong muốn. Và đó cũng là lời giải cho câu hỏi vì sao sao các hãng ôtô lần lượt rút lui khỏi các kỳ triển lãm trước đó vẫn tham gia.
Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì mạnh ai nấy làm thì các doanh nghiệp ôtô nên ngồi lại với nhau, tổ chức chung một kỳ triển lãm trong năm. Tổng giám đốc một nhà nhập khẩu ôtô lớn đánh giá, nếu toàn bộ doanh nghiệp thuộc VAMA và các nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng cùng tham gia một triển lãm thay vì xé lẻ thì quy mô sẽ rất lớn, hiệu quả rất cao chứ không nhạt nhẽo và lãng phí như hiện nay.
Vài năm trở lại đây, các nhà phân phối chính hãng đã tỏ ra khá mặn mà khi chính thức gửi công văn đến VAMA đề nghị được tham gia Vietnam Motor Show. Dù vậy, các câu trả lời từ VAMA đều là “không”.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự cự tuyệt của VAMA một phần quan trọng xuất phát từ sự xung đột lợi ích trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có một số thành viên VAMA hiện đang tán đồng việc cho các nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng tham gia nhằm nâng tầm Vietnam Motor Show.
Có lẽ, với bối cảnh các kỳ triển lãm ôtô tại Việt Nam đang dần thu nhỏ lại, giải pháp sáp nhập xem ra thuyết phục và hợp lý.
Hiện nay thị trường ôtô Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé với dung lượng chỉ trên dưới 180.000 xe/năm. Thị trường được chi phối bởi hai nhóm doanh nghiệp chính, bao gồm các nhà sản xuất ôtô (chủ yếu thuộc VAMA) và các nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng.
Chính sự chia sẻ thị trường khá rõ ràng này đã góp phần khiến triển lãm ôtô tại Việt Nam bị xé lẻ. Trong khi quy mô thị trường nhỏ thì số lượng các kỳ triển lãm ôtô mỗi năm lại lớn với 4-5 kỳ do các đơn vị khác nhau tổ chức. Do vậy, hệ quả khó tránh khỏi là sự manh mún, vụn vặt của mỗi kỳ triển lãm.
Là triển lãm ôtô lớn nhất trong năm xét từ quy mô, sản phẩm trưng bày, sức mạnh thương hiệu đến lượng khách tham quan song Vietnam Motor Show 2011 vừa kết thúc tại Tp.HCM vẫn gây nhiều thất vọng.
Chỉ so với kỳ triển lãm trước tại Hà Nội, Vietnam Motor Show 2011 đã có quy mô nhỏ hơn hẳn khi có đến 5 hãng xe rút lui, bỏ lại 6 hãng xe khác thuộc VAMA trụ lại. Sự cố gắng với các màn trình diễn ấn tượng của vài tên tuổi lớn như Toyota, Mercedes-Benz hay GM dù đáng khen nhưng vẫn chưa đủ sức giúp kỳ triển lãm lớn nhất trong năm bớt… nhạt.
Trò chuyện với phóng viên, vị tổng giám đốc của một hãng xe lớn vừa nhậm chức tại Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên: “Tôi thấy… hơi sốc với một kỳ triển lãm ôtô nhỏ như thế này”.
Đó là với Vietnam Motor Show. Tình cảnh với các kỳ triển lãm khác như AutoExpo hay hai đợt Auto&Petrol còn bi đát hơn. Nếu như AutoExpo thỉnh thoảng có vài tên tuổi lớn như Audi, Renault, Citroen hoặc Land Rover “góp vui” thì Auto&Petrol hầu như chỉ có sự xuất hiện của Subaru là đáng kể nhất. Các thương hiệu ôtô nhập khẩu khác như Hyundai, Kia (Trường Hải), Chrysler, Dodge, Jeep hay BMW thì cũng bữa được bữa chăng.
Sự thiếu mặn mà của các hãng ôtô với các kỳ triển lãm cũng một phần xuất phát từ quy mô nhỏ bé, từ đó tính hiệu quả trong hoạt động tiếp thị, truyền thông không đạt như mong muốn. Và đó cũng là lời giải cho câu hỏi vì sao sao các hãng ôtô lần lượt rút lui khỏi các kỳ triển lãm trước đó vẫn tham gia.
Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì mạnh ai nấy làm thì các doanh nghiệp ôtô nên ngồi lại với nhau, tổ chức chung một kỳ triển lãm trong năm. Tổng giám đốc một nhà nhập khẩu ôtô lớn đánh giá, nếu toàn bộ doanh nghiệp thuộc VAMA và các nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng cùng tham gia một triển lãm thay vì xé lẻ thì quy mô sẽ rất lớn, hiệu quả rất cao chứ không nhạt nhẽo và lãng phí như hiện nay.
Vài năm trở lại đây, các nhà phân phối chính hãng đã tỏ ra khá mặn mà khi chính thức gửi công văn đến VAMA đề nghị được tham gia Vietnam Motor Show. Dù vậy, các câu trả lời từ VAMA đều là “không”.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự cự tuyệt của VAMA một phần quan trọng xuất phát từ sự xung đột lợi ích trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có một số thành viên VAMA hiện đang tán đồng việc cho các nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng tham gia nhằm nâng tầm Vietnam Motor Show.
Có lẽ, với bối cảnh các kỳ triển lãm ôtô tại Việt Nam đang dần thu nhỏ lại, giải pháp sáp nhập xem ra thuyết phục và hợp lý.