Ferrari cổ gặp nạn, 30 triệu USD “bốc hơi”

Minh Toàn
Tổn thất sau vụ tai nạn liên quan đến chiếc Ferrari 250 GTO hôm 6/7 lên đến hơn 30 triệu USD
Siêu xe Ferrari 250 GTO trước khi gặp nạn hôm 6/7.
Siêu xe Ferrari 250 GTO trước khi gặp nạn hôm 6/7.
Trong lễ tuần hành kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 mẫu xe Ferrari 250 GTO hôm 6/7, một chiếc Ferrari 250 GTO cổ không may gặp tai nạn. Thiệt hại ước tính ban đầu hơn 30 triệu USD (tương đương 610 tỷ đồng).

Tai nạn xảy ra khi chiếc xe cổ trị giá 22 triệu bảng Anh (hơn 30 triệu USD) đang cùng 39 chiếc Ferrari đến giải đua Le Mans 24h, thì va chạm với một xe khác trong đoàn. Theo những người tham gia lễ diễu hành, đây là vụ tai nạn đắt giá nhất trong lịch sử liên quan đến Ferrari.

Chủ nhân, đồng thời là người điểu khiển chiếc Ferrari “xấu số” là doanh nhân người Mỹ Christopher Cox. Vụ tai nạn khiến vợ của doanh nhân này bị gẫy chân còn bản thân Christopher Cox cũng phải nhập viện khẩn cấp.

Chiếc xe gặp nạn được sản xuất vào tháng 4/1962, nằm trong lô xe chế tạo hạn chế. Khi xuất xưởng, chiếc xe mang màu đỏ truyền thống của Ferrari, nhưng chỉ một năm sau đó siêu xe lại mang “bộ cánh” xanh sọc vàng theo màu cờ của tay đua Thụy Điển Ulf Norinder cho đến tận ngày nay.

Siêu xe thể thao này có một lịch sử hào hùng khi giành vị trí thứ 2 trong giải đua xe tốc độ "Tour de France" năm 1963 và về đích thứ 3 vào năm kế tiếp.

Sau vụ tai nạn năm 1976 và được phục chế, siêu xe cổ đã được ông Cox mua lại hồi năm 2005 với giá “khiêm tốn” 10.200 USD (6.000 bảng Anh). Tuy nhiên, hiện tại, giá trị của chiếc xe đã vượt quá 30 triệu USD, chỉ xếp sau chiếc Bugatti 1936 (40 triệu USD) trong top xe đắt giá nhất mọi thời đại.

Ferrari 250 GTO được trang bị bộ động cơ V12 dung tích 3 lít công suất 300 mã lực. Tốc độ tối đa đạt 280 km/giờ cùng khả năng tăng tốc đến 96 km/giờ trong 6,1 giây.

Ferrari cổ gặp nạn, 30 triệu USD “bốc hơi”  - Ảnh 1

Ferrari cổ gặp nạn, 30 triệu USD “bốc hơi”  - Ảnh 2

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.