Fiat Chrysler đề nghị sáp nhập với Renault

Đức Anh
Nếu thành công, vụ sáp nhập này sẽ tạo ra nhà sản xuất ôtô lớn thứ ba thế giới, sau Volkswagen và Toyota
Thông tin sáp nhập đẩy giá cổ phiếu Renault và Fiat Chrysler tăng lần lượt hơn 15% và 11% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai.
Thông tin sáp nhập đẩy giá cổ phiếu Renault và Fiat Chrysler tăng lần lượt hơn 15% và 11% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai.

Theo CNN, hãng xe Pháp Renault cho biết đang cân nhắc một thương vụ sáp nhập với nhà sản xuất ôtô Fiat Chrysler. Thương vụ này sẽ định hình lại ngành công nghiệp ôtô toàn cầu và giúp 2 hãng xe này cạnh tranh trong cuộc đua ôtô điện và ôtô tự lái. 

Renault ngày 27/5 cho biết sẽ "nghiên cứu" đề xuất từ Fiat Chrysler về thương vụ sáp nhập trong đó mỗi bên nắm giữ 50% cổ phần của công ty mới với tổng doanh số bán hàng là 8,7 triệu ôtô mỗi năm.

Nếu thành công, vụ sáp nhập này sẽ tạo ra nhà sản xuất ôtô lớn thứ ba thế giới, sau Volkswagen của Đức và Toyota của Nhật. Hãng xe Mỹ General Motors đã tụt xuống vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Thông tin trên đã đẩy giá cổ phiếu Renault tăng hơn 15% tại Paris trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, còn cổ phiếu Fiat Chrysler tăng khoảng 11% tại Milan.

Hai công ty này từ trước đã thảo luận về các phương thức hợp tác về sản phẩm và công nghệ mới, nhưng theo thông cáo của Fiat Chrysler, một thương vụ sáp nhập sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nữa.

"Những cuộc thảo luận này đã cho thấy một điều rõ ràng rằng việc hợp tác rộng hơn thông qua sáp nhập sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng vốn và tốc độ phát triển sản phẩm", Fiat Chrysler - hãng xe được hợp thành từ hai công ty Fiat của Italy và Chrysler của Mỹ vào năm 2014, cho biết.

Fiat Chrysler hiện sở hữu các thương hiệu gồm Jeep, Dodge, Alfa Romeo và Maserati. Một trong các thị trường hàng đầu của Fiat Chrysler là Bắc Mỹ - nơi sự hiện diện của Renault còn khá khiêm tốn.

Đề xuất thương vụ sáp nhập giữa Fiat Chrysler và Renault là hợp tác mới nhất giữa các hãng xe lớn để chia sẻ chi phí phát triển các công nghệ mới bao gồm ôtô tự lái và hệ thống lái tự động. Trước đó, các hãng xe Đức BMW và Daimler cũng đã thành lập liên doanh phát triển dịch vụ chia sẻ chuyến đi và dịch vụ sạc xe điện. Còn Ford và Volkswagen đang hợp tác để phát triển một số dòng xe mới.

Vài tháng gần đây, xu hướng hợp tác này gia tăng khi các nhà sản xuất xe hơi chịu áp lực ngày càng lớn từ những hãng xe điện mới nổi như Tesla cũng như hãng công nghệ như Uber.

Fiat Chrysler cho biết thương vụ sáp nhập với Renault sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn 5 tỷ Euro (5,6 tỷ USD) mỗi năm và không có nhà máy nào bị đóng cửa sau sáp nhập. Fiat Chrysler hiện đứng thứ 4 tại Mỹ về doanh số và thứ 8 trên toàn cầu. Công ty này cũng đang bám riết các đối thủ trong việc phát triển ôtô điện và công nghệ tự lái - được xem là tương lai của ngành công nghiệp ôtô.

Sergio Marchionne, cựu CEO của Fiat Chrysler - người đã qua đời vào năm ngoái, từng chia sẻ về việc công ty này cần sáp nhập với một hãng xe lớn hơn để có lợi thế về quy mô và nguồn lực. Khi còn giữ cương vị điều hành, ông thậm chí từng cố gắng thúc đẩy một thương vụ sáp nhập với General Motors, nhưng bị từ chối.

Trong khi đó, Renault hiện đã là thành viên của liên minh ôtô lớn nhất thế giới cùng với 2 hãng xe Nhật Nissan và Mitsubishi Motors. Theo các nhà phân tích, hiện chưa rõ thương vụ sáp nhập với Fiat Chrysler sẽ ảnh hưởng thế nào khi liên minh này đang "lung lay" sau khi cựu chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt giữ vào năm ngoái.

Renault hiện nắm giữ 4,5% cổ phần của Nissan, và ngược lại, hãng xe Nhật nắm 15% cổ phần Reunault. Hãng xe Pháp, với doanh số thấp hơn của đối tác Nhật, từ lâu đã muốn một thương vụ sáp nhập nhưng bị từ chối.

Dù quan hệ giữa Nissan và Renault bị ảnh hưởng không nhỏ sau khi Ghosn bị bắt, việc thêm Fiat Chrysler vào liên minh sẽ đưa tổng doanh số ôtô của liên minh này lên 15 triệu chiếc mỗi năm.

Ngày 27/5, cả Renault và Fiat Chrysler đều nói rằng việc sáp nhập sẽ mang lại lợi ích cho liên minh này. Trong khi đó, Nissan từ chối đưa ra bình luận. Đại diện của Mitsubishi Motors cũng chưa đưa ra bình luận nào.

Chính phủ Pháp, hiện sở hữu 15% cổ phần tại Renault, đưa ra phát ngôn ám chỉ có thể sẽ ủng hộ thương vụ này. "Chúng ta có các công ty lớn được xây dựng bên ngoài châu Âu, giờ đây chúng ta cần những công ty lớn ở ngay trong châu lục này", Sibeth Ndiaye, người phát ngôn của chính phủ Pháp, nói với kênh truyền hình BFMTV.

Tin mới

Doanh số sụt giảm, Ford và GM chạy đua trong cuộc chiến giảm giá ở Trung Quốc

Doanh số sụt giảm, Ford và GM chạy đua trong cuộc chiến giảm giá ở Trung Quốc

Cuộc chiến giảm giá tại xe hơi tại Trung Quốc đang ngày càng nóng bỏng khi những cái tên mới liên tục giảm giá. Mới đây, Ford Motor Co., BMW Group BMW và Volkswagen AG đang giảm giá sâu và khuyến mãi cho xe điện sau khi Trung Quốc loại bỏ dần các khoản trợ cấp trên toàn quốc cho xe điện. Những người khác bao gồm General Motors Co. và nhà sản xuất Citroën cũng đang giảm giá cho những chiếc xe chạy bằng xăng.
Ô tô tự lái: Công nghệ của tương lai có thực sự đáng tin tưởng?

Ô tô tự lái: Công nghệ của tương lai có thực sự đáng tin tưởng?

Trong khi ngành công nghiệp ô tô thế giới đang chạy đua phát triển xe điện và công nghệ xe tự lái, Missy Cummings, giáo sư kỹ thuật và khoa học máy tính, người đang làm việc tại cơ quan an toàn ô tô liên bang tại Mỹ ,nói rằng các tài xế dường như đã đặt quá nhiều niềm tin vào các hệ thống như Autopilot của Tesla và các cơ quan quản lý cần phải hạn chế sử dụng chúng.
#AutoNews Weekly: Nhà đầu tư Tesla “dậy sóng” trước khả năng Elon Musk “thâu tóm” SVB

#AutoNews Weekly: Nhà đầu tư Tesla “dậy sóng” trước khả năng Elon Musk “thâu tóm” SVB

Những thông tin không mấy khả quan về thị trường ô tô Việt Nam những tháng đầu năm 2023, một số hãng xe tìm ra hướng đi mới để tối đa hóa lợi nhuận khi lượng xe tồn kho còn nhiều, những thông tin trái ngược giữa giá xăng dầu trong nước và quốc tế và đặc biệt, liên quan đến sự việc khủng hoảng tài chính tại ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), CEO Tesla, Elon Musk vừa “úp mở” khả năng sẽ “giải cứu” ngân hàng này là những thông tin nổi bật trong chương trình AutoNews Weekly tuần này.
Sản xuất ô tô điện: Bài toán khó với Foxconn

Sản xuất ô tô điện: Bài toán khó với Foxconn

Trong thập kỷ qua, Foxconn Technology Group đã tuân theo các kế hoạch ngày càng phức tạp của Apple Inc. để biến silicon, thủy tinh, nhựa, đồng và các vật liệu khác thành hàng trăm triệu chiếc iPhone trên khắp thế giới. Apple chỉ là một trong số hàng chục khách hàng hạng A của công ty Đài Loan này. Google, Microsoft, Sony và nhiều hãng khác cũng đã thuê họ để sản xuất điện thoại, máy tính, máy tính bảng, bảng điều khiển trò chơi, máy chủ, v.v… Vì vậy, không quá khó để nghĩ rằng Foxconn có thể làm điều tương tự đối với ô tô. Tuy nhiên, cho đến nay, sản xuất ô tô điện đang trở thành một công việc khó khăn hơn tưởng tượng đối với Foxconn.