“Gáo nước lạnh” dội vào kỳ vọng thị trường ôtô
Sự trồi sụt sức mua ôtô trên thị trường cho thấy sự khó hiểu về tâm lý tiêu dùng và khiến việc dự báo trở nên mông lung
Sự trồi sụt sức mua ôtô trên thị trường không chỉ cho thấy sự khó hiểu về tâm lý tiêu dùng mà còn khiến việc dự báo trở nên mông lung.
Như VnEconomy đã đưa tin, sản lượng bán hàng ôtô tháng 7 vừa qua đã bất ngờ sụt giảm 3%, đạt 9.360 chiếc, sau 4 tháng liên tiếp tăng. Thực tế này đang cho xu hướng đi ngược với các dự đoán gần đây.
Sau quãng thời gian dài chìm trong ảm đạm, thị trường ôtô Việt Nam đã bắt đầu thể hiện rõ sự hồi phục kể từ cú bật mạnh hồi tháng 3 và cứ thế tiếp tục tăng dần vào các tháng tiếp theo. Dựa vào đó, đã có không ít dự báo rằng thị trường ôtô đang thực sự ấm trở lại.
Cảm nhận về sự tốt lên của nền kinh tế và sức mua trong dân chúng và doanh nghiệp cũng đã và đang khiến các hãng xe nỗ lực mở rộng thị trường, bổ sung mạnh mẽ các mẫu xe mới vào danh mục sản phẩm.
Nếu như các liên doanh có vẻ chậm rãi hơn trong việc tung ra sản phẩm mới, ngoại trừ “nước cờ” CR-V và City của Honda, thì các hãng xe nhập khẩu lại rầm rộ hơn hẳn. Hàng loạt các mẫu xe CBU mới liên tiếp được đưa về thị trường, trong đó chủ yếu là xe sang. Chẳng hạn như Mercedes-Benz với A-Class, E-Class, GLK diesel, S-Class hay BMW với Z4, Land Rover với Defender 110...
Vì vậy, sự tụt lùi của sức mua tháng 7 dù là rất nhẹ cũng vẫn đủ để trở thành một “gáo nước lạnh” dội vào những kỳ vọng về thị trường nửa cuối năm 2013. Và như thế, những kỳ vọng, những dự báo xem ra có phần vội vàng.
Thêm nữa, hầu hết quãng thời gian tháng 8 dương lịch lại rơi vào tháng 7 âm lịch mà theo văn hóa phương Đông, là tháng “cô hồn” hay còn có cách gọi khác là tháng ngâu. Do đó, cho dù một số hãng xe đã “đón lõng” bằng các chương trình kích cầu thì gần như chắc chắn sức mua ôtô vẫn sẽ giảm thêm chứ chưa nói đến việc tăng trở lại hay không bởi tâm lý kiêng kỵ của đa số người tiêu dùng.
Cũng có vài ý kiến nhận định, thị trường ôtô Việt Nam trên thực tế cũng khó hiểu, khó đoán định chẳng khác nào nhiều chính sách liên quan đến ngành hoặc rộng hơn là triển vọng của cả nền kinh tế.
Thực tế là thời gian qua, bản thân nhiều chuyên gia hoặc doanh nhân cũng đã có những nhận định rất khác nhau về thời điểm mà nền kinh tế hay một thị trường nào đó, ôtô là một ví dụ, thực sự vượt qua khó khăn. Vì lẽ ấy, các quyết định đầu tư, kinh doanh của các hãng cũng rất khác nhau.
Nếu so với năm ngoái, sức mua ôtô năm 2013 thực sự đã có một cuộc ngược dòng tốt với 4 tháng gần đây tăng liên tiếp. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ đối với một thị trường được đánh gia là còn rất nhiều tiềm năng như Việt Nam, đặc biệt là ở mảng xe CBU.
Như VnEconomy đã đưa tin, sản lượng bán hàng ôtô tháng 7 vừa qua đã bất ngờ sụt giảm 3%, đạt 9.360 chiếc, sau 4 tháng liên tiếp tăng. Thực tế này đang cho xu hướng đi ngược với các dự đoán gần đây.
Sau quãng thời gian dài chìm trong ảm đạm, thị trường ôtô Việt Nam đã bắt đầu thể hiện rõ sự hồi phục kể từ cú bật mạnh hồi tháng 3 và cứ thế tiếp tục tăng dần vào các tháng tiếp theo. Dựa vào đó, đã có không ít dự báo rằng thị trường ôtô đang thực sự ấm trở lại.
Cảm nhận về sự tốt lên của nền kinh tế và sức mua trong dân chúng và doanh nghiệp cũng đã và đang khiến các hãng xe nỗ lực mở rộng thị trường, bổ sung mạnh mẽ các mẫu xe mới vào danh mục sản phẩm.
Nếu như các liên doanh có vẻ chậm rãi hơn trong việc tung ra sản phẩm mới, ngoại trừ “nước cờ” CR-V và City của Honda, thì các hãng xe nhập khẩu lại rầm rộ hơn hẳn. Hàng loạt các mẫu xe CBU mới liên tiếp được đưa về thị trường, trong đó chủ yếu là xe sang. Chẳng hạn như Mercedes-Benz với A-Class, E-Class, GLK diesel, S-Class hay BMW với Z4, Land Rover với Defender 110...
Vì vậy, sự tụt lùi của sức mua tháng 7 dù là rất nhẹ cũng vẫn đủ để trở thành một “gáo nước lạnh” dội vào những kỳ vọng về thị trường nửa cuối năm 2013. Và như thế, những kỳ vọng, những dự báo xem ra có phần vội vàng.
Thêm nữa, hầu hết quãng thời gian tháng 8 dương lịch lại rơi vào tháng 7 âm lịch mà theo văn hóa phương Đông, là tháng “cô hồn” hay còn có cách gọi khác là tháng ngâu. Do đó, cho dù một số hãng xe đã “đón lõng” bằng các chương trình kích cầu thì gần như chắc chắn sức mua ôtô vẫn sẽ giảm thêm chứ chưa nói đến việc tăng trở lại hay không bởi tâm lý kiêng kỵ của đa số người tiêu dùng.
Cũng có vài ý kiến nhận định, thị trường ôtô Việt Nam trên thực tế cũng khó hiểu, khó đoán định chẳng khác nào nhiều chính sách liên quan đến ngành hoặc rộng hơn là triển vọng của cả nền kinh tế.
Thực tế là thời gian qua, bản thân nhiều chuyên gia hoặc doanh nhân cũng đã có những nhận định rất khác nhau về thời điểm mà nền kinh tế hay một thị trường nào đó, ôtô là một ví dụ, thực sự vượt qua khó khăn. Vì lẽ ấy, các quyết định đầu tư, kinh doanh của các hãng cũng rất khác nhau.
Nếu so với năm ngoái, sức mua ôtô năm 2013 thực sự đã có một cuộc ngược dòng tốt với 4 tháng gần đây tăng liên tiếp. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ đối với một thị trường được đánh gia là còn rất nhiều tiềm năng như Việt Nam, đặc biệt là ở mảng xe CBU.