Geely mua Volvo: Thương vụ lịch sử của ngành ôtô Trung Quốc
Hãng xe Ford vừa đạt thỏa thuận bán lại chi nhánh Volvo cho tập đoàn Zhejiang Geely Holding Group của Trung Quốc
Hãng xe Ford vừa đạt thỏa thuận bán lại chi nhánh Volvo cho tập đoàn Zhejiang Geely Holding Group của Trung Quốc. Đây được ghi nhận là thương vụ mua lại lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc.
Theo thông tin đăng tải trên tờ New York Times, thỏa thuận giữa Ford và Geely đã được hai bên công bố vào ngày 28/3 theo giờ Mỹ, tức sáng 29/3 theo giờ Việt Nam. Theo thỏa thuận, Geely sẽ trả cho Ford 1,8 tỷ USD để có được Volvo, trong đó 1,6 tỷ USD là tiền mặt, còn lại là hối phiếu. Dự kiến, thỏa thuận sẽ được hai bên hoàn tất vào quý 3 năm nay.
Bán Volvo ở mức giá trên, Ford xem ra đã lỗ khá đậm, vì vào năm 1999, Ford đã mua thương hiệu xe này với mức giá 6 tỷ USD. Mấy năm gần đây, với việc chuyển trọng tâm chiến lược sang các mẫu xe “bình dân”, Ford đã bán lại nhiều thương hiệu xe hạng sang, bao gồm các thương hiệu Jaguar và Land Rover được sang tay cho tập đoàn Tata của Ấn Độ với mức giá 2,3 tỷ USD.
Tờ New York Times nhận định, vụ mua lại Volvo - thương hiệu xe hàng đầu của châu Âu, có xuất xứ từ Thụy Điển - là bằng chứng mới nhất và rõ nét nhất về mục tiêu vươn ra thị trường ôtô toàn cầu của Trung Quốc. Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, thỏa thuận mua lại Volvo đánh dấu thương vụ lớn nhất từ trước tới này trong ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc.
Năm ngoái, ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc cũng đã đạt một cột mốc quan trọng khi vượt qua Mỹ, trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới xét về doanh số. Trong khi đó, xét về mặt giá trị, thì thị trường xe Mỹ vẫn dẫn đầu. New York Times dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường J.D. Power & Associates cho hay, giá bình quân của một chiếc ôtô được tiêu thụ tại Trung Quốc trong năm 2009 là 17.000 USD, so với mức 30.000 USD tại thị trường xe Mỹ.
Geely, tập đoàn có trụ sở ở Hàng Châu, cho hay, họ dự định sẽ duy trì hoạt động sản xuất xe Volvo tại Thụy Điển, và có thể sẽ xây thêm một nhà máy nữa tại Trung Quốc để xuất xưởng những chiếc xe thương hiệu này. Hiện Ford đã sản xuất một số mẫu xe Volvo kích thước nhỏ dành riêng cho thị trường Trung Quốc tại nhà máy lắp ráp đặt tại Trùng Khánh.
Là công ty con chuyên về ôtô trong tập đoàn Geely, Geely Automobile là hãng xe lớn thứ hai ở Trung Quốc xét về sản lượng xe năm 2010 tính tới thời điểm hiện nay. Trong số các hãng xe tư nhân của Trung Quốc, Geely Automobile chỉ đứng thứ hai, sau BYD Group.
Mặc dù vẫn thu được phần lớn lợi nhuận từ các mẫu xe cỡ nhỏ, Geely đã gây ấn tượng không nhỏ tại nhiều triển lãm ôtô bằng các mẫu xe ý tưởng trông tương tự như các mẫu xe thể thao của châu Âu và thậm chí là xe Rolls-Royce. Geely đã bắt đầu tham gia cuộc đua giành quyền mua lại Volvo từ cuối năm ngoái.
Geely tuyên bố họ dự định sẽ duy trì ban lãnh đạo hiện tại của Volvo, nhưng theo một số nguồn tin mà New York Times thu thập được, tập đoàn này đã thuê nhiều gương mặt có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp ôtô thế giới để lãnh đạo bộ phận mới này.
Nắm cổ phần lớn nhất trong tập đoàn Geely hiện nay là người sáng lập Li Shufu. Xuất thân từ một gia đình nông dân, ông Li đã gây dựng nên Geely từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất phụ tùng xe máy.
Theo thông tin đăng tải trên tờ New York Times, thỏa thuận giữa Ford và Geely đã được hai bên công bố vào ngày 28/3 theo giờ Mỹ, tức sáng 29/3 theo giờ Việt Nam. Theo thỏa thuận, Geely sẽ trả cho Ford 1,8 tỷ USD để có được Volvo, trong đó 1,6 tỷ USD là tiền mặt, còn lại là hối phiếu. Dự kiến, thỏa thuận sẽ được hai bên hoàn tất vào quý 3 năm nay.
Bán Volvo ở mức giá trên, Ford xem ra đã lỗ khá đậm, vì vào năm 1999, Ford đã mua thương hiệu xe này với mức giá 6 tỷ USD. Mấy năm gần đây, với việc chuyển trọng tâm chiến lược sang các mẫu xe “bình dân”, Ford đã bán lại nhiều thương hiệu xe hạng sang, bao gồm các thương hiệu Jaguar và Land Rover được sang tay cho tập đoàn Tata của Ấn Độ với mức giá 2,3 tỷ USD.
Tờ New York Times nhận định, vụ mua lại Volvo - thương hiệu xe hàng đầu của châu Âu, có xuất xứ từ Thụy Điển - là bằng chứng mới nhất và rõ nét nhất về mục tiêu vươn ra thị trường ôtô toàn cầu của Trung Quốc. Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, thỏa thuận mua lại Volvo đánh dấu thương vụ lớn nhất từ trước tới này trong ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc.
Năm ngoái, ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc cũng đã đạt một cột mốc quan trọng khi vượt qua Mỹ, trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới xét về doanh số. Trong khi đó, xét về mặt giá trị, thì thị trường xe Mỹ vẫn dẫn đầu. New York Times dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường J.D. Power & Associates cho hay, giá bình quân của một chiếc ôtô được tiêu thụ tại Trung Quốc trong năm 2009 là 17.000 USD, so với mức 30.000 USD tại thị trường xe Mỹ.
Geely, tập đoàn có trụ sở ở Hàng Châu, cho hay, họ dự định sẽ duy trì hoạt động sản xuất xe Volvo tại Thụy Điển, và có thể sẽ xây thêm một nhà máy nữa tại Trung Quốc để xuất xưởng những chiếc xe thương hiệu này. Hiện Ford đã sản xuất một số mẫu xe Volvo kích thước nhỏ dành riêng cho thị trường Trung Quốc tại nhà máy lắp ráp đặt tại Trùng Khánh.
Là công ty con chuyên về ôtô trong tập đoàn Geely, Geely Automobile là hãng xe lớn thứ hai ở Trung Quốc xét về sản lượng xe năm 2010 tính tới thời điểm hiện nay. Trong số các hãng xe tư nhân của Trung Quốc, Geely Automobile chỉ đứng thứ hai, sau BYD Group.
Mặc dù vẫn thu được phần lớn lợi nhuận từ các mẫu xe cỡ nhỏ, Geely đã gây ấn tượng không nhỏ tại nhiều triển lãm ôtô bằng các mẫu xe ý tưởng trông tương tự như các mẫu xe thể thao của châu Âu và thậm chí là xe Rolls-Royce. Geely đã bắt đầu tham gia cuộc đua giành quyền mua lại Volvo từ cuối năm ngoái.
Geely tuyên bố họ dự định sẽ duy trì ban lãnh đạo hiện tại của Volvo, nhưng theo một số nguồn tin mà New York Times thu thập được, tập đoàn này đã thuê nhiều gương mặt có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp ôtô thế giới để lãnh đạo bộ phận mới này.
Nắm cổ phần lớn nhất trong tập đoàn Geely hiện nay là người sáng lập Li Shufu. Xuất thân từ một gia đình nông dân, ông Li đã gây dựng nên Geely từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất phụ tùng xe máy.